Ở các chỉ tiêu chủ yếu,ỷtrọngkhuvựcnhànướcchuyểndịchtheohướngtíchcựkèo nhà cái net tỷ trọng của khu vực nhà nước đều giảm từ năm 2000 đến 2020 (xem bảng). Riêng khối doanh nghiệpnhà nước, tỷ trọng số doanh nghiệp, lao động, vốn đang hoạt động, giá trị tài sản cố định và đầu tưdài hạn, doanh thu… đều giảm. Đây là xu hướng tích cực, bởi khi chuyển sang cơ chế thị trường, Nhà nước sẽ “buông dần” các ngành, lĩnh vực, vùng mà các thành phần khác làm có hiệu quả hơn, để doanh nghiệp nhà nước có điều kiện tập trung làm tốt hơn hoạt động của mình.
Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tếcủa khu vực nhà nước còn chậm, không thực hiện được kế hoạch về cổ phần hóa, chuyển đổi quản lý doanh nghiệp nhà nước... Cơ cấu khu vực nhà nước tuy được chuyển dịch, nhưng còn nhiều hạn chế.
Tỷ trọng khu vực nhà nước, nhất là của khối doanh nghiệp nhà nước trong khu vực doanh nghiệp còn lớn, tức là Nhà nước vẫn còn “ôm” nhiều quá, nhất là vốn đầu tư. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách được thực hiện chậm, hiệu quả đầu tư thấp, trong khi ngân sách thường xuyên bị bội chi.
Vốn của các doanh nghiệp nhà nước do quản lý còn yếu kém, sử dụng kém hiệu quả, đầu tư ngoài ngành trong nhiều năm lớn… Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước năm 2019 chỉ đạt 5,76% (thấp hơn lãi suất tiền gửi 7,29%)… Tỷ trọng vốn đầu tư so với tỷ trọng lao động năm 2020 lớn gấp 4,4 lần. Tỷ trọng vốn đầu tư cao hơn tỷ trọng GDP (toàn xã hội 33,7% so với 27,3%, khối doanh nghiệp nhà nước doanh thu thuần 22,8% so với 13,6%). Điều đó chứng tỏ hiệu quả vốn đầu tư khu vực nhà nước nói chung và hiệu quả sử dụng vốn hoạt động khối doanh nghiệp nhà nước nói riêng còn thấp.
Khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất về lao động, tức là góp phần tích cực giải quyết việc làm; về vốn đầu tư phát triển, tức là góp phần thu hút tiền vốn xã hội. Khu vực doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất và cao hơn nữa về số doanh nghiệp, vốn hoạt động và doanh thu thuần. Khu vực này có tính thị trường cao hơn, góp phần làm tính thị trường toàn nền kinh tế rõ hơn…
Tuy nhiên, trong khu vực ngoài nhà nước, tỷ trọng GDP của kinh tế tư nhân còn rất nhỏ bé và tăng rất chậm (năm 2000 chiếm 7,31%, đến năm 2020 chiếm 9,65%), của cơ sở cá thể lại rất lớn (năm 2020 còn chiếm 29,54%). Số doanh nghiệp tư nhân nhiều, nhưng có tỷ suất lợi nhuận rất thấp (năm 2019 chỉ đạt 1,84% - thấp hơn 3 năm trước và thấp xa so với lãi suất tiền gửi, cho vay), chủ yếu do có quy mô về lao động, vốn, doanh thu thuần… rất nhỏ.
Khu vực đầu tư nước ngoài đã tăng khá về số doanh nghiệp, giải quyết việc làm, tỷ trọng về GDP, riêng khối doanh nghiệp, tỷ trọng doanh thu thuần chiếm 28,9%. Khu vực này chiếm tỷ trọng lớn trong công nghiệp (khoảng 50%), xuất khẩu (trên 70%), góp phần bù đắp nhập siêu của khu vực trong nước…
Khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có tỷ suất lợi nhuận cao hơn tỷ suất chung (năm 2019 là 5,33% so với 3,38%), đã trở thành một bộ phận của kinh tế Việt Nam. Khu vực này phát huy thế mạnh khoa học - công nghệ, vốn, quảng cáo tiếp thị…, góp phần làm cho kinh tế Việt Nam tăng vị thế trên thế giới.
Tuy nhiên, khu vực này cũng có một số hạn chế. Một số dự án, doanh nghiệp chưa phải là kỹ thuật - công nghệ nguồn; một số còn mang tính gia công, lắp ráp; tính lan tỏa từ khu vực này sang khu vực trong nước còn hạn chế… Một số dự án, doanh nghiệp có hiệu quả không cao, tỷ suất lợi nhuận bị giảm so với mấy năm trước (nhất là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và thấp hơn liên doanh); việc chuyển giá trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn khá phổ biến…