Chỉ ưu tiên DN lớn
Chia sẻ về khó khăn của DN,índụngchoDNNVVChữampquottínampquotcảndòngvốtin tức bóng đá anh mới nhất ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, DN muốn vay vốn phải có tài sản thế chấp, nhưng nhiều DN không có tài sản đảm bảo hoặc có bất động sản nhưng lại chưa có giấy tờ sử dụng đất, chứng thư tài sản khiến DN bỏ lỡ cơ hội tiếp cận vốn. Hơn nữa, ngân hàng và DN có khoảng cách xa nhau, ngân hàng thiếu tin tưởng DN, DN cũng chưa chuyên nghiệp trong chuẩn bị hồ sơ, chưa bài bản trong kinh doanh. Vì thế, trách nhiệm chính thuộc về DN nhưng vai trò của ngân hàng cũng tương đối lớn.
Vấn đề cho DN vay tín chấp đã được đề cập nhiều năm nay, đã có chỉ đạo để các ngân hàng tạo điều kiện cho DN vay tín chấp, nhưng số lượng đã thực hiện vẫn còn rất khiêm tốn. Đặc biệt, nhiều DN phản ánh, các ngân hàng đang có sự phân biệt đối xử giữa các DN, DN lớn được vay tín chấp khá dễ dàng, lãi suất ưu đãi, nhưng với các DN nhỏ và vừa, DN mới thành lập thì đây là vấn đề nan giải. Đại diện một ngân hàng thương mại cho biết, các ngân hàng thường chỉ cấp vốn tín chấp cho DN lớn, hoạt động lâu năm, có báo cáo kiểm toán và hệ thống sổ sách minh bạch, đúng tiêu chuẩn, đặc biệt, DN càng có quan hệ thân thiết với ngân hàng thì việc vay vốn càng thuận lợi.
Chính vì thế, các DN đã nỗ lực cải tổ hoạt động nhưng hiệu quả vẫn chưa rõ rệt. Bà Nguyễn Thị Huyền, Giám đốc Công ty Cổ phần Vina Samex (DN sản xuất, XK nông sản) chia sẻ, DN đã hoạt động hơn 10 năm, 95% nguồn doanh thu từ hoạt động XK, có nhà máy sản xuất riêng, liên kết với hàng nghìn hộ nông dân để thu mua sản phẩm nên được các ngân hàng ưu đãi về lãi suất cho vay chỉ từ 4-5%/năm, nhưng các ngân hàng vẫn đòi hỏi DN phải có tài sản thế chấp. Bên cạnh đó nhiều DN không có tài sản thế chấp muốn vay tìm đến cầu nối là quỹ bảo lãnh tín dụng, nhưng các quỹ này năng lực còn hạn chế, thủ tục cũng không đơn giản.
Cần cầu nối trung gian
Trên thực tế, hưởng ứng lời kêu gọi của các cơ quan quản lý, hầu hết ngân hàng đều triển khai các gói tín dụng tín chấp cho DN nhỏ và vừa. Bởi việc nới lỏng vay vốn tín chấp không những tạo điều kiện cho DN tiếp cận vốn mà còn giúp các ngân hàng có mức độ tăng trưởng tín dụng theo đúng mục tiêu đề ra. Do vậy, thời gian gần đây, nhiều ngân hàng đã hạ điều kiện cho vay như: Cấp tín dụng không tài sản đảm bảo cho DN có thời gian hoạt động dưới 1 năm (nhưng với điều kiện DN đi lên từ hộ kinh doanh), phê duyệt tín dụng căn cứ vào tình hình thực tế kinh doanh của DN hơn là căn cứ vào hệ thống số sách, đa dạng hóa các hình thức cho vay bao gồm cả thấu chi và thẻ… giúp DN có được nguồn vốn ngắn hạn nhanh chóng, thuận tiện… Tuy nhiên, không ít ngân hàng vẫn đòi hỏi DN phải đáp ứng điều kiện về xếp hạng tín dụng theo quy định của từng ngân hàng, có phương án kinh doanh khả thi và hiệu quả.
Vì thế, để tạo điều kiện cho DN, ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, DN có thể chịu đựng được mức lãi suất cho vay như hiện nay, nhưng đa phần DN vướng ở phương pháp đi vay, không đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng. Với tài sản thế chấp, nhiều DN không đảm bảo độ tin cậy, nếu thế chấp bằng sản phẩm hàng hóa thì DN có thể rút ruột ngay, ngay cả hóa đơn mua bán cũng còn nhiều vấn đề chưa minh bạch… Do đó, bên cạnh việc nới lỏng điều kiện cho vay, bản thân các DN cũng phải nghiêm túc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Yêu cầu trên đòi hỏi phải có nhiều hơn sự kết nối giữa các DN và ngân hàng. Ông Đậu Anh Tuấn nhận định, điều này cần nhiều hơn vai trò của các tổ chức trung gian để thúc đẩy kết nối, chia sẻ thông tin, tạo sự tin tưởng và kéo gần khoảng cách giữa ngân hàng và DN. Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng, cần nhanh chóng sửa đổi cơ chế để nâng cao hiệu quả hoạt động cho các quỹ bảo lãnh tín dụng, bởi đây là nghiệp vụ ngân hàng rất quan trọng trong bối cảnh ngân sách nhà nước khó khăn, chưa có nguồn lực hỗ trợ được nhiều cho cộng đồng DN nhỏ và vừa.
Mới đây, NHNN ban hành các văn bản điều chỉnh giảm nhiều loại lãi suất, trong đó, từ ngày 10/7, NHNN điều chỉnh giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế: Nông nghiệp, nông thôn, XK, công nghiệp hỗ trợ, DN nhỏ và vừa, DN ứng dụng công nghệ cao. Đây là một chủ trương đúng đắn để tạo điều kiện cho các DN tiếp cận vốn vay, nhưng đồng thời với việc hạ lãi suất, điều kiện cho vay nên được nới lỏng. Vì thế, cả ngân hàng và DN phải cùng nỗ lực để tìm được tiếng nói chung, ngoài ra, các cơ quan quản lý cần tìm cơ chế để xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trong vay vốn, để bảo đảm an toàn, tránh phát sinh nợ xấu, giúp hoạt động vay vốn có môi trường thuận lợi để phát triển.
顶: 89473踩: 814
【tin tức bóng đá anh mới nhất】Tín dụng cho DNNVV: Chữ "tín" cản dòng vốn vay
人参与 | 时间:2025-01-10 20:16:48
相关文章
- Ðoàn kết đấu tranh phòng, chống tham nhũng
- HLV Klopp muốn đòi món nợ trước Quỷ đỏ ngay tại Old Trafford
- Xót xa vợ ung thư não vẫn gắng gượng chăm chồng tai biến liệt toàn thân
- 'Em ơi, đừng tuyệt vọng'
- Không thể quy trách nhiệm Bộ Công Thương phá vỡ quy hoạch điện mặt trời!
- Mỹ: Nhiều thành phố phá sản do suy thoái kinh tế
- Nam Định: Phát động chiến dịch 'Triệu bước chân nhân ái'
- Indonesia đề xuất dự thảo quy tắc ứng xử Biển Đông
- Phát huy giá trị lịch sử trong phát triển du lịch
- Thành phố chúng mình yêu
评论专区