| Thương vụ giao dịch bất động sảnlớn nhất trong quý I/2016 tại Châu Á là Công ty China Everbright mua lại Trung tâm tài chínhDah Sing (Hong Kong) với giá 1,ếsuyyếuảnhhưởngbấtlợiđếnbấtđộngsảnthươngmạkêt quả bong đa3 tỉ USD. Ảnh minh họa.
|
Tuy nhiên, theo CBRE, vốn đầu tưtừ châu Á nói riêng vẫn sôi động trong khu vực với những giao dịch giá trị lớn của các nhà đầu tư Trung Quốc, trong đó có thương vụ giao dịch trị giá lớn thứ hai từ trước đến nay tại Hồng Kông khi Công ty China Everbright mua lại Trung tâm tài chính Dah Sing với giá 1,3 tỉ USD. Ngoài điểm sáng kể trên, hoạt động đầu tư trên thị trường bất động sản Hồng Kông phần lớn vẫn duy trì ở mức thấp. Ts. Henry Chin, Trưởng bộ phận nghiên cứu của CBRE châu Á – Thái Bình Dương cho biết, dù hoạt động đầu tư có phần trầm lắng hơn nhưng nhiều nhà đầu tư tổ chức vẫn tiếp tục thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ đến các loại hình tài sản cốt lõi tại các thị trường trọng điểm nhằm gia tăng ảnh hưởng của họ theo chiến lược đa dạng hóa. Riêng tại các thị trường Úc và Nhật Bản, lượng giao dịch có sụt giảm dù các nhà đầu tư quốc tế vẫn duy trì nhu cầu về tài sản cốt lõi ở mức cao. Giá tài sản cao tại Úc khiến các nhà quản lý quỹ trong nước ngần ngại trong việc mua tài sản, một số nhà quản lý quyết định bán các tài sản không cốt lõi để quay vòng vốn cho hoạt động đầu tư trong tương lai. Tại Nhật Bản, dù nhà đầu tư vẫn có nhu cầu mạnh mẽ nhưng nguồn cung lại hạn chế do có ít tài sản chất lượng tốt được chào bán, nhất là tại các thị trường trọng điểm như Tokyo. Ngoài ra, những mối quan ngại về tình hình kinh tế, môi trường kinh doanh và tâm lý người tiêu dùngkém lạc quan cũng góp phần ảnh hưởng bất lợi đến thị trường bất động sản thương mại khu vực trong quý 1/2016. Ông Chin cũng nhận định thêm rằng: “Thị trường văn phòng cho thuê thường trầm lắng trong quý đầu tiên của năm. Nhìn chung, phân khúc văn phòng có sự giảm sút về lượng khách thuê, nhưng tại các thành phố cấp 1 của Trung Quốc như Thượng Hải và Thâm Quyến, nhu cầu thuê văn phòng vẫn mạnh mẽ với mức tăng trưởng cho thuê cao. Tại các thị trường khác, nhu cầu thuê văn phòng đang được thúc đẩy bởi giá trị của các vị trí cho thuê. Nhiều công ty đã chuyển văn phòng ra các khu vực ngoài trung tâm để giảm chi phí. Nhu cầu mở rộng chỉ nằm trong phạm vi tại Thượng Hải và Mumbai. Trong bối cảnh tình hình hoạt động suy giảm, các chủ tòa nhà cũng trở nên thận trọng hơn và tập trung vào việc giữ chân khách thuê, đặc biệt là ở thị trường Hồng Kông và Tokyo.” Trên thị trường bán lẻ, Hồng Kông ghi nhận mức giảm doanh số bán lẻ trầm trọng nhất kể từ năm 1999. Trong 2 tháng đầu năm nay, doanh số bán lẻ tại Hồng Kông đã giảm 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái do lượng khách du lịch giảm mạnh và tâm lý thận trọng của người tiêu dùng trong nước. Phần lớn nhu cầu thuê tại châu Á – Thái Bình Dương đến từ ngành hàng thời trang và dịch vụ ăn uống. Hầu hết các thị trường châu Á đều trầm lắng nhưng lượng thuê tại thị trường Thái Bình Dương vẫn ổn định. Hầu hết các thị trường bán lẻ châu Á vẫn chịu tác động tiêu cực từ việc thay đổi tiêu dùng của khách du lịch và các mô hình du lịch, nhất là từ các khách du lịch Trung Quốc do mức chi tiêu của họ đang ảnh hưởng bởi việc đồng Nhân Dân Tệ suy giảm. Thêm vào đó, trái ngược với các quý trước, sự tăng giá đồng Yên bắt đầu hướng khách du lịch chi tiêu tại Nhật Bản, đặt áp lực lên việc tăng trưởng doanh số bán lẻ. Trong quý 1/2016, Tokyo ghi nhận việc thu hẹp quy mô mở rộng của các thương hiệu cao cấp sau đợt sụt giảm doanh số. Trong khi đó, nhu cầu của các nhà bán lẻ mới tại thị trường Thái Bình Dương vẫn mạnh mẽ. Nhiều nhà bán lẻ quốc tế vẫn rất nhạy cảm với vị trí gắn với xu hướng giá trị. Có khả năng trong các quý tới, nhà đầu tư sẽ tập trung lại vào các tài sản cốt lõi tại các khu vực mua sắm lớn. Trong môi trường thách thức như hiện nay, kinh nghiệm quản lý và kiến thức là yếu tố quan trọng đối với các nhà đầu tư bán lẻ. Vẫn theo CBRE, quý I/2016, giá thuê mặt bằng bán lẻ giảm 0,8% so với quý trước do tăng trưởng thấp tại thị trường Nhật Bản và Thái Bình Dương. Giá trị nguồn vốn bán lẻ không thay đổi nhưng tiếp tục được điều chỉnh giảm tại Hồng Kông và Singapore. Tại Việt Nam, giới đầu tư ghi nhận nhu cầu mạnh mẽ từ ngành hàng thời trang trung cấp, dịch vụ ăn uống và giải trí tại các khu vực ngoài trung tâm nhưng điều này vẫn chưa đủ so với lượng lớn nguồn cung mới. Tại Trung Quốc, thị trường ghi nhận sự gia tăng hoạt động đầu tư với lợi nhuận đầu tư tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động mua từ các nhà đầu tư trong nước tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ tận dụng được nguồn vốn giá rẻ do lãi suất thấp. Giá thuê văn phòng tăng 0,4% so với quý trước trong bối cảnh tỉ lệ trống thấp và nguồn cung mới hạn chế. Sydney có mức tăng trưởng dẫn đầu với giá thuê tăng 5,1%. Tỉ lệ hấp thụ thuần giảm một nửa xuống còn 790 m2 NFA so với quý trước. Các công ty dịch vụ chuyên môn, dược phẩm, công ty công nghệ khởi nghiệpvà công ty tài chính trong nước dẫn đầu về nhu cầu thuê văn phòng. Tăng trưởng giá trị nguồn vốn văn phòng giảm xuống còn 0,9% so với mức 1,2% trong quý 4/2015. Nhu cầu thuê không gian nhà xưởng công nghiệp có sự kết hợp trong quý 1/2016 do sự suy giảm hoạt động thương mại và sản xuất trong khu vực. Nhu cầu lớn về thương mại điện tử và giao thông được ghi nhận tại Trung Quốc, Ấn Độ và Úc. Nhu cầu từ ngành điện tử được đẩy mạnh hơn khi các nhà sản xuất tiếp tục chuyển đến thị trường Đông Nam Á. Ngành sản xuất truyền thống (đồ nội thất, hàng tiêu dùng nhanh và dệt may) cũng sôi động. Nhìn chung, giá thuê bất động sản thương mại tăng 0,3% so với quý trước nhờ sự tăng trưởng mạnh tại Trung Quốc. |