【tỷ lệ kèo cúp c2】Văn hóa Huế từ một góc nhìn
Cuốn sách là kết quả của cuộc hội thảo khoa học với chủ đề cùng tên,ănhóaHuếtừmộtgócnhìtỷ lệ kèo cúp c2 do Hội Khoa học lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức và chủ trì, Nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành. Nội dung cuốn sách được lựa chọn và biên tập cẩn trọng từ 20 bài nghiên cứu công phu của 26 tác giả ở trong và ngoài nước tham gia hội thảo. Sách dày 500 trang, được chia làm hai phần chính: Văn hóa Huế và vấn đề bảo tồn, phát triển; Văn hóa Huế với phát triển du lịch.
Văn hóa Huế và vấn đề bảo tồn, phát triển
Đây là nội dung chính, xuyên suốt cuốn sách. Tuy cách tiếp cận có khác nhau, nhưng các nhà nghiên cứu đều xuất phát từ một góc nhìn lịch sử về văn hóa Huế. Từ góc nhìn này, người đọc sẽ nhận ra diện mạo của văn hóa Huế, hay nói cách khác là đặc điểm (đặc trưng chính) lịch sử của văn hóa Huế chính là văn hóa Cố đô (cả vật thể và phi vật thể); là dòng chảy chủ đạo trong dặm dài lịch sử văn hóa xứ Huế và của dân tộc Việt Nam.
Nhà nghiên cứu Phan Thuận An cho rằng: “Nhìn lại vốn liếng di sản văn hóa nước nhà được tạo dựng trong cả ngàn năm qua, chúng ta không có triều đại quân chủ nào để lại một khối lượng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mang giá trị cao cả lượng lẫn chất như vương triều Nguyễn (1802 - 1945), mà tập trung nhất là ở miền núi Ngự sông Hương. Đây là nơi hội tụ và lan tỏa của trí tuệ và tâm hồn Việt Nam trong gần một thế kỷ rưỡi, đặc biệt là trong thế kỷ XIX, thời kỳ quốc gia còn giữ được nền độc lập và tự chủ (1803 – 1884)”. Đó cũng là trách nhiệm chung của các nhà nghiên cứu về vai trò và vị trí của văn hóa Huế từ góc nhìn lịch sử, đồng thời với việc đưa ra những đề xuất, kiến nghị, ý tưởng và giải pháp đối với vấn đề bảo tồn, phát triển.
Thực chất của vấn đề khó và nan giải này là làm gì và bằng cách nào để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển văn hóa Huế trong xu thế hội nhập ngày nay. Cần ghi nhận ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm của các nhà nghiên cứu, nhưng dẫu sao cũng chỉ là những gợi mở ở dạng “tiềm năng”, mà đây là vấn đề khoa học gắn chặt với thực tiễn. Bạn đọc có cảm giác miên man khi chìm trong “dòng văn hóa phi vật thể” từ nghệ thuật trang trí chữ Hán trên di tích Huế thời Chúa Nguyễn, văn hóa Cung đình Huế nhìn từ nghi lễ tế tự, dòng họ khoa bảng, trang phục dân gian, văn học dân gian xứ Huế, nhà vườn Huế, ca Huế… đến ẩm thực Huế, rồi chợt tĩnh khi nhận ra sự vắng bóng của văn hóa vật thể (ngoại trừ bài mang tính tổng kết công cuộc bảo tồn và phát huy Di sản thế giới Huế) như di tích thời Chămpa, di tích lịch sử và cách mạng, di tích và địa điểm di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình Người ở Huế… Đó là sơ suất ngoài ý muốn của những người làm sách chăng?
Văn hóa Huế với phát triển du lịch
PGS.TS Đỗ Bang có biện luận: “Văn hóa và du lịch là đứa con sinh đôi của một vùng đất và cũng là người bạn đồng hành trong nhịp sống của nhân loại; văn hóa là điều kiện cần để phát triển du lịch nhưng để có du lịch phát triển là phải có tác động của văn hóa thông qua con người và chính sách mang tính đồng bộ, hợp lý. Phát triển du lịch bằng mọi giá là nguy cơ hủy diệt văn hóa, chắc chắn sẽ bị trả giá nghiệt ngã trong tương lai”.
Tương đồng với nhận thức tầm quan trọng trong mối quan hệ khăng khít giữa văn hóa và du lịch, qua kiểm chứng thực tiễn, các nhà nghiên cứu và quản lý đã đưa ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất mang tính phát hiện đáng quan tâm suy nghĩ, và cùng chung tay hành động để tiếp tục cụ thể hóa tiềm năng văn hóa thành hiện thực sinh động và mang lại hiệu quả ngày càng cao trong phát triển du lịch của một vùng đất có ưu thế vượt trội (với 5 di sản văn hóa thế giới). Bên cạnh việc hoạch định chiến lược bảo tồn, phát triển văn hóa phải gắn chặt với sự phát triển du lịch (từ quy hoạch cho đến việc chọn bước đi, giải pháp cụ thể mang tính khả thi cao), cần quan tâm đúng mức đến nguồn nhân lực trong hoạt động văn hóa và du lịch (con người) tương ứng với tiềm năng, làm mới một cách tinh tế từ những cái cũ sẵn có (văn hóa) để tăng tính hấp dẫn và sức hút đối với khách du lịch khi đến Huế. Đó không chỉ là trăn trở của lãnh đạo, các cơ quan, ban, ngành có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực này, mà là mối quan tâm và trách nhiệm của người dân Huế.
Chừng nào người dân Huế chưa thực sự trở thành chủ thể của văn hóa và du lịch, thì chừng đó văn hóa và du lịch Huế vẫn loay hoay trong sự kiếm tìm, thiếu sự đột phá. Điều đó không có nghĩa là làm giảm đi những nỗ lực, thành tựu mà Huế đã làm được trong thời gian qua về bảo tồn, phát triển văn hóa, gắn với phát triển du lịch, mà chính là làm tăng thêm những gợi mở, và động lực mới. Văn hóa Huế - địa điểm lịch sử và giải pháp bảo tồn, phát triển là vấn đề lớn, có nội dung rộng nên khó có thể giải quyết thấu đáo trong một cuộc hội thảo khoa học, nên những hạn chế của cuốn sách là điều khó tránh khỏi. Nhưng đây là một cuốn sách có giá trị khoa học, thực tiễn nhất định, đáng đọc và suy nghĩ.
LÊ VIẾT XUÂN
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Du khách thích thú ngắm hoa băng, đắp người tuyết trên đỉnh Fansipan
- ·Xác định 16 đội bóng dự U20 châu Á 2025: Thái Lan, Indonesia có tên
- ·Trực tiếp bóng đá U20 Việt Nam 3
- ·Thua Syria vì phản lưới, U20 Việt Nam 'nín thở' chờ suất dự U20 châu Á
- ·Phát hiện hàng trăm vòng tròn bí ẩn Stonehenge giữa rừng Amazon
- ·Cầu thủ CLB Công an Hà Nội triệt hạ đối phương, VFF phạt nặng
- ·7 HLV thành danh từng dưới trướng Pep Guardiola
- ·Cướp điện thoại của CĐV, sao Man City bị bắt giữ
- ·Chứng khoán ngày 6/1: BID và VCB nâng đỡ, VN
- ·Điều kiện để U20 Việt Nam chắc suất qua vòng loại U20 châu Á 2025
- ·Sở Công Thương Gia Lai trao tặng 5 căn nhà tình thương
- ·Nhận định bóng đá U20 Việt Nam
- ·Đối thủ đánh giá bất ngờ về ngôi sao của U20 Việt Nam
- ·Đánh bại Bình Dương, CLB Công an Hà Nội thắng trận đầu tiên ở V.League 2024
- ·Bắt đối tượng cướp xe máy của người say xỉn
- ·Thắng nhọc đội cuối bảng, U20 Syria tạm xếp trên U20 Việt Nam
- ·Bảng xếp hạng V.League 2024
- ·Danh sách đội tuyển Việt Nam: Vắng Công Phượng, chưa có Nguyễn Xuân Son
- ·Xóa bỏ lo ngại bộ nhớ luôn đầy của iPhone
- ·Nhận định Arsenal vs PSG: Kiểm định 'nghệ thuật hắc ám'