【ket qua thuy si】Hoạt động trong chuỗi cung ứng khó phục hồi trong ngắn hạn
Ngày càng nhiều công ty đa quốc gia sử dụng AI để quản lý chuỗi cung ứng |
Ngày 28/10/2023, CEL - một công ty tư vấn hàng đầu trong lĩnh vực chuỗi cung ứng - đã công bố kết quả khảo sát với hơn 300 nhà lãnh đạo doanh nghiệp và chuyên gia cung ứng tại Việt Nam nhằm đánh giá tình hình hoạt động chuỗi cung ứng năm 2023 và định hình năm 2024
Theo bà Nguyễn Quyên, Giám đốc CEL, cuộc khảo sát đã thu thập được những chia sẻ, quan điểm của các nhà lãnh đạo về những thách thức và cơ hội trong năm 2023 vừa qua, cũng như những triển vọng cho năm 2024 trong bối cảnh toàn cầu đang phát triển nhanh chóng, từ đó vẽ nên bức tranh thực trạng chuỗi cung ứng tại Việt Nam.
Theo đó, các doanh nghiệp đánh giá, bối cảnh Việt Nam là trung tâm sản xuất của thế giới và đã phát triển mạnh mẽ về năng lực sản xuất hướng tới các sản phẩm có giá trị gia tăng ngày càng cao. Điều đó đã được chứng minh là một giải pháp thay thế bền vững cho các công ty nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một quốc gia có thế mạnh về sản xuất và phụ thuộc nhiều vào nhu cầu toàn cầu để duy trì hoạt động công nghiệp.
Năm 2023 phản ánh sự chững lại của mức tiêu dùng nội địa của các đối tác thương mại chính của Việt Nam, kèm theo sự nổi lên mạnh mẽ từ các nền kinh tế khác trong cuộc đua cung ứng toàn cầu, như Ấn Độ, Mexico..., dẫn đến sự cấp thiết phải gia tăng năng lực cạnh tranh của Việt Nam nhằm duy trì sự ổn định trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thế trận trên đòi hỏi Việt Nam một sự chuyển đổi nhanh chóng theo hướng hiệu quả và đổi mới.
Hầu hết các nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng nhận định rằng, hoạt động chuỗi cung ứng đang bị trì trệ, và không có nhiều hy vọng sẽ phục hồi trước năm 2025. Thách thức lớn nhất đối với các nhà lãnh đạo là dự báo nhu cầu – năng lực dự đoán điều gì sẽ diễn ra trong tương lai. Mức độ chính xác thấp của dự báo sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của chuỗi cung ứng. Còn dự báo quá mức sẽ dẫn đến tồn kho gia tăng và giảm công suất hiệu dụng.
Các nhà lãnh đạo cũng rất kỳ vọng về giá trị của áp dụng công nghệ trong hoạt động chuỗi cung ứng. Cụ thể, các nhà lãnh đạo nhấn mạnh sự cần thiết phải kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động của chuỗi cung ứng trong nền kinh tế đầy biến động như hiện nay. Tức là tăng cường giám sát và cải thiện khả năng phục hồi.
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo cũng nhận thấy tầm quan trọng của việc liên kết các dữ liệu và hệ thống trong chuỗi cung ứng - không chỉ đơn thuần là việc sử dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến một cách độc lập, từ đó nhấn mạnh sự cần thiết của việc tích hợp hệ thống. Bên cạnh đó, yếu tố con người và phát triển bền vững cũng là những thách thức thứ yếu mà các nhà lãnh đạo quan tâm.
Theo đánh giá của các doanh nghiệp trong chỗi cung ứng, trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu có vẻ sẽ tiếp tục ảm đạm trong thời gian tới, Việt Nam càng cần phải tiếp tục duy trì năng lực cạnh tranh của mình trên đường đua kinh tế.
Với nhu cầu xuất khẩu và nội địa hạn chế, hiệu quả của chuỗi cung ứng càng trở thành mối quan tâm cấp bách của các nhà lãnh đạo. Trong đó, kiểm soát và tích hợp chặt chẽ hơn các kênh phân phối, giám sát tốt hơn các gián đoạn tiềm ẩn và nâng cao năng lực dự báo nhu cầu của doanh nghiệp trong điều kiện không ổn định như hiện nay là những điểm trọng tâm chính của năm 2024.
Cùng với đó, công nghệ được kỳ vọng rất cao sẽ có thể giải quyết những thách thức đó. Tuy nhiên, rất cần thay đổi về nhận thức cho rằng công nghệ là giải pháp duy nhất, là phương thuốc chính cho mọi vấn đề sắp tới của kinh doanh, cung ứng. Những vấn đề khác cũng quyết định hoặc phá vỡ chuỗi cung ứng của doanh nghiệp đó là con người và môi trường.
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/5e792153.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。