Giá trị nắm giữ cổ phần tại Alibaba của quỹ đầu tư Soros Fund Management tính đến tháng 3/2015 vẫn rất lớn,ỷphúMỹbántháocổphầntạ.ket qua bong da ở mức 370 triệu USD. Tuy nhiên sau đợt bán tháo vừa qua thì hiện quỹ đầu tư của ông trùm tài phiệt này chỉ còn nắm giữ 60.000 cổ phiếu, với trị giá chỉ còn 4,88 triệu USD.
Cổ phiếu doanh nghiệp thương mại điện tử của tỷ phú Trung Quốc Jack Ma mới niêm yết trên thị trường chứng khoán New York cuối tháng 9/2014 và nhanh chóng đạt mức vốn hóa kỷ lục vào tháng 11/2014, nhưng kể từ thời điểm đó cổ phiếu của Alibaba đã giảm tới 37% liên tục cho tới nay.
Kết quả kinh doanh quý II năm nay của Alibaba với mức tăng trưởng lợi nhuận thấp nhất trong ba năm qua chỉ đạt 28%, tương ứng với 3,2 tỷ USD đã gây thất vọng trong giới tài phiệt của phố Wall.
Ngoài Alibaba, các quỹ đầu tư của Soros cũng đã bán cổ phần tại doanh nghiệp công nghệ tìm kiếm trực tuyến số một Trung Quốc là Baidu. Ở chiều ngược lại thì các quỹ này lại mua vào cổ phiếu của 2 doanh nghiệp intetnet tại Mỹ là Time Warner và Facebook. Điều này cho thấy không hẳn cổ phiếu của các hãng công nghệ trên thế giới không còn tiềm năng mà nó có thể liên quan đến việc rút vốn của Soros khỏi thị trường Trung Quốc.
Soros vừa là một ông trùm tài chính nhưng đồng thời cũng là một nhà hảo tâm mà thế giới ngày nay không thể không nhắc đến, vẫn tiếp tục ghi dấu ấn về sự hiệu quả trong đầu tư của mình nhờ vào vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng của Forbes đối với các quỹ đầu tư hiệu quả nhất năm 2014 với việc mang về 1,2 tỷ USD năm vừa qua.
Ông trùm đầu cơ này đã trở nên rất nổi tiếng với suy đoán sự sụt giảm giá trị của đồng bảng Anh vào năm 1992. Soros cũng góp một phần không nhỏ vào quá trình sụt giảm của đồng bạc này nhờ khôn khéo dựa vào các thông tin về khả năng chính phủ Anh buộc phải rút đồng tiền của nước này ra khỏi cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu (ERM). Thương vụ bán khống có giá trị gần 10 tỷ USD đồng Bảng Anh này đã mang về cho vị tỷ phú này hơn 1 tỷ USD./.
Quang Minh (Theo BBC)