Cụ thể,áthiệnmộthộkinhdoanhxeđạpđiệnkhôngrõnguồngốcxuấtxứkết quả đá bóng việt nam hôm qua Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3, Cục QLTT tỉnh Kon Tum đã chủ trì, phối hợp với Cục Nghiệp vụ QLTT, Tổng cục QLTT) kiểm tra và phát hiện một cơ sở trên địa bàn có hành vi vi phạm liên quan đến mặt hàng xe đạp điện.
Quá trình kiểm tra phát hiện cơ sở đang bày bán 5 chiếc xe đạp điện không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa; là hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tổng giá trị tang vật là 25.000.000 đồng.
Đoàn kiểm tra đã lập biên bản vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp ngăn chặn là tạm giữ và niêm phong tang vật vi phạm, trình Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 3 xử lý theo quy định của pháp luật.
Số xe đạp điện không rõ nguồn gốc bị phát hiện tại hiện trường
Trong thời gian đến, Đội QLTT số 3 sẽ tiếp tục công tác quản lý địa bàn, giám sát đối với mặt hàng xe đạp điện, đồng thời cũng triển khai công tác tuyên tuyền đến các cơ sở kinh doanh không mua bán các loại xe đạp điện không rõ nguồn gốc, xuất xứ, kiểm tra chất lượng đầu vào của hàng hóa có đầy đủ Giấy chứng nhận chất lượng, tem hợp quy và các chứng từ, tài liệu hợp pháp kèm theo, đồng thời khuyến cáo người dân nên chú ý đến chất lượng sản phẩm, chỉ mua hàng từ các nguồn có uy tín và đảm bảo nguồn gốc rõ ràng để tránh rủi ro khi “bỏ tiền thật mà nhận hàng kém chất lượng”.
Liên quan tới nhãn hàng hóa, ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát. Theo quy định tại Nghị định 111/2021/NĐ-CP), trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa được quy định: Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa. Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình. Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định.
Bảo Linh (t/h)