Báo cáo Tình hình và triển vọng kinh tế thế giới năm 2020 của LHQ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2020 có thể đạt 2,ếtoàncầutăngtrưởngthấpnhấttrongnăkết quả tỉ số hôm nay5% nếu các nguy cơ được kiềm chế. Tuy nhiên, các yếu tố như bùng nổ căng thẳng thương mại, bất ổn tài chính hay leo thang căng thẳng địa chính trị đều có thể khiến xu hướng phục hồi này bị chệch hướng. Hoạt động kinh tế toàn cầu yếu kém trong thời gian dài có thể khiến phát triển bền vững bị thụt lùi nghiêm trọng, bao gồm các mục tiêu xóa đói nghèo, hay tạo việc làm cho tất cả mọi người. Trong khi đó, tình trạng bất bình đẳng và cuộc khủng hoảng khí hậu nghiêm trọng đang làm gia tăng bất bình tại nhiều khu vực của thế giới. Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres cảnh báo những nguy cơ này có thể gây thiệt hại nghiêm trọng và lâu dài đối với các triển vọng phát triển.
Tại Mỹ, việc Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) giảm lãi suất có thể hỗ trợ phần nào cho hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, do chính sách hay thay đổi, lòng tin của doanh nghiệp yếu và kích thích tài chính kém, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ được dự báo sẽ giảm từ 2,2% trong năm 2019 xuống còn 1,7% trong năm 2020. Trong khi đó, tại Liên minh châu Âu (EU), mặc dù lĩnh vực sản xuất sẽ bị tác động tiêu cực bởi rủi ro trên toàn cầu, song điều này sẽ được bù đắp phần nào nhờ tăng trưởng ổn định của tiêu dùng tư nhân, theo đó GDP tăng ở mức khiêm tốn từ 1,4% trong năm 2019 lên 1,6% trong năm 2020.
Báo cáo cũng nhận định, bất chấp những "cơn gió ngược", Đông Á hiện vẫn là khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới và đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc được dự báo sẽ giảm nhẹ từ 6,1% trong năm 2019 xuống còn 6% trong năm 2020 và 5,9% trong năm 2021.
Trong khi đó, tăng trưởng tại những nền kinh tế mới nổi lớn như Brazil, Ấn Độ, Mexico, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ được dự báo sẽ có bước tiến tích cực trong năm 2020./.
Theo TTXVN