Ngày 4/3,ụcTàichínhdoanhnghiệpvàDeloittekýkếthợptácđàotạovàhỗtrợchuyênmôpachuca w tại Hà Nội, Cục Tài chính doanh nghiệp và Công ty Tư vấn tài chính và quản trị kinh doanh Deloitte Việt Nam (Deloitte Việt Nam) đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2022 – 2024 nhằm hỗ trợ đào tạo về Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) cho Cục Tài chính doanh nghiệp, đánh giá các tác động cũng như cách thức triển khai IFRS cho các doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Theo thỏa thuận ký kết giữa hai bên, các chuyên gia Deloitte sẽ đào tạo, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm thực tế liên quan đến IFRS thông qua: chia sẻ các ấn phẩm và cập nhật các văn bản, chính sách liên quan đến lĩnh vực tài chính – kế toán, chuẩn mực Báo cáo tài chính (IFRS); xây dựng khung nội dung chương trình đào tạo và triển khai các lớp đào tạo. Phát biểu tại lễ ký kết, ông Đặng Quyết Tiến - Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp cho biết, để áp dụng IFRS một cách khả thi và có hiệu quả, doanh nghiệp cần dựa trên hai nền tảng: chuyển đổi số và quản trị doanh nghiệp. Theo ông Đặng Quyết Tiến, bước đầu tiên trong sự hợp tác với Deloitte, Cục Tài chính doanh nghiệp sẽ đồng hành với Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán rà soát sớm và khẩn trương cùng với đơn vị tư vấn để trang bị kiến thức, xây dựng được các rà soát về quy định, quy tắc về tài chính DN. Trên cơ sở đó, đặt nền móng những nguyên tắc tài chính DN cơ bản. Bước thứ hai là xúc tiến triển khai việc thúc đẩy đổi mới quản trị DN ở tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, với mục tiêu đến năm 2025 sẽ hình thành một Ủy ban về quản trị DN độc lập, mà trong đó các cơ quan nhà nước làm thành viên. Theo đó, sẽ xây dựng các bộ công cụ về quản trị DN, giúp cho các DN Việt Nam đều có quy tắc chung để hội nhập bền vững, tạo điều kiện cho các DN minh bạch hơn và áp dụng thuận lợi hơn các chuẩn mực kế toán quốc tế. Đại diện cho Deloitte, bà Trần Thúy Ngọc- Phó Tổng Giám đốc thường trực Deloitte Việt Nam chia sẻ: “Việc hợp tác lần đầu giữa Deloitte Việt Nam và Cục Tài chính doanh nghiệp trong đào tạo và hỗ trợ chuyên môn thể hiện cam kết luôn đồng hành cùng các đối tác trước những thay đổi của thị trường. Với hiểu biết chuyên sâu về IFRS cùng kinh nghiệm tư vấn làm việc cho nhiều khách hàng là các DNNN lớn, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ trên cả phương diện kiến thức và ứng dụng thực tiễn, hướng đến hỗ trợ xây dựng hành lang pháp lý giúp cộng đồng DNNN tiệm cận được với các chuẩn mực quốc tế về kế toán và quản trị”. Để hỗ trợ DNNN chuyển đổi áp dụng IFRS thành công, sau lễ ký kết, Deloitte Việt Nam và Cục Tài chính doanh nghiệp đã phối hợp tổ chức hội thảo trực tuyến: “Cơ hội và thách thức của DN Việt Nam khi áp dụng IFRS”. Tại hội thảo, đại diện của hai bên đã chia sẻ góc nhìn từ phía cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị tư vấn DN về IFRS và việc áp dụng với các DN Việt Nam. Qua đó, các DN Việt có thêm những thông tin và nhận định chuyên môn để tận dụng những cơ hội và vượt qua những thách thức do việc áp dụng IFRS mang lại. Theo các chuyên gia, việc áp dụng IFRS đang là một xu thế tất yếu chứ không phải là một lựa chọn. IFRS được coi là “ngôn ngữ kinh doanh quốc tế”. Việc chuyển đổi sang áp dụng là một yếu tố quan trọng giúp cho các DN ở Việt Nam có thể thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư quốc tế, tham gia sâu và rộng hơn nữa với thị trường vốn và thị trường tài chính. Theo Quyết định số 345/2020/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam, 2022-2025 là giai đoạn áp dụng tự nguyện IFRS. Trong đó, DNNN là một trong các đối tượng cần triển khai IFRS ở giai đoạn áp dụng tự nguyện, cụ thể là đối với báo cáo hợp nhất của công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước quy mô lớn hoặc có khoản vay được tài trợ bởi các định chế tài chính quốc tế. |