设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【bogdaso】Để học sinh không thờ ơ với lịch sử 正文

【bogdaso】Để học sinh không thờ ơ với lịch sử

来源:88Point 编辑:Nhà cái uy tín 时间:2025-01-10 20:36:16

Học sinh Trường THPT Gia Hội tham quan các điểm di tích lịch sử

Điểm thi môn lịch sử thấp

Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019,Đểhọcsinhkhôngthờơvớilịchsửbogdaso môn lịch sử có điểm trung bình là 4,3 với 70% số bài thi dưới 5 điểm, “đội sổ” trong số các môn thi. Không phải là bất ngờ khi ở các kỳ thi THPT Quốc gia những năm trước, điểm trung bình môn lịch sử cũng trong tình trạng “báo động đỏ”: Năm 2016 là 4,49, năm 2017 là 4,6 và năm 2018 là 3,79 điểm. Trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, Thừa Thiên Huế có tên trong top 10 tỉnh, thành có số điểm thi trung bình môn lịch sử thấp nhất. Đến năm 2019, mặc dù có được cải thiện nhưng kết quả vẫn còn thấp, đặt ra nhiều trăn trở.

Vì sao điểm thi môn lịch sử lại thấp? Nhiều người nói đến việc xem nhẹ, nhận thức học sử chỉ là để biết chứ không ứng dụng gì trong nghề nghiệp tương lai. Chương trình quá nặng nề và chi tiết, bắt học sinh phải nhớ quá nhiều. Đặc biệt, cách kiểm tra vẫn là học thuộc lòng. Học sinh nhớ được những điều ấy là thiên tài, cần gì phải học nữa! Chúng tôi gặp nhiều học sinh ở Huế và được biết, khi đăng ký thi tổ hợp khoa học xã hội, nhu cầu của các em với môn lịch sử chỉ là “không liệt”, hoặc chỉ cần “3 đến 4 điểm” là đủ đỗ tốt nghiệp. Phần nhiều thời gian các em tập trung cho các môn xét tuyển đại học.

Thực tế này cho thấy, phần lớn các em chưa thấy được vai trò và giá trị thực sự của môn lịch sử trong việc hình thành phẩm chất cũng như việc vận dụng trong thực tiễn cuộc sống nên việc đầu từ thời gian, công sức, tâm huyết cho môn học này chưa nhiều.

Tìm hướng đi cho môn sử

Ngày 27/12/2019, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT) tổ chức bồi dưỡng giáo dục lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông và hội nghị đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử.

Đã có nhiều giải pháp đặt ra, như việc phân luồng, “phân loại” ngay từ đầu cấp học để xây dựng kế hoạch tăng tiết, phụ đạo cho học sinh yếu phù hợp; thực hiện các giải pháp khẳng định vị trí, vai trò của môn sử trong việc “dạy người”; nâng cao hứng thú cho người học bằng nhiều hình thức, như đổi mới hình thức tổ chức dạy học theo hướng tăng cường dạy học tại di sản, di tích lịch sử, tổ chức hoạt động trải nghiệm...; khai thác, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, thiết bị dạy học, tạo không gian học tập mở, học trực tuyến để học sinh có thể học mọi lúc, mọi nơi...

Ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD & ĐT cho biết, sở sẽ tiếp tục quan tâm đến chất lượng dạy học nói chung, dạy học môn sử nói riêng bằng những việc làm cụ thể, từng bước tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để cán bộ, giáo viên lịch sử phát huy cao nhất năng lực, nhiệt tình, sáng tạo và tâm huyết của mình vào hoạt động dạy học. Còn PGS.TS Đặng Văn Chương thì khẳng định, Khoa Lịch sử Trường ĐH Sư phạm, Đại học Huế luôn đồng hành, hợp tác với Sở GD & ĐT tạo trong lĩnh vực giáo dục lịch sử nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề ra.

Ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, tỉnh sẽ lập đề án về xây dựng chương trình ngoại khóa giáo dục lịch sử, văn hóa Huế cho học sinh các cấp học. Hình thức sẽ trực quan, sinh động phù hợp với lứa tuổi. “Giáo dục lịch sử, văn hóa Huế sẽ giúp học sinh, sinh viên hướng về cội nguồn, tổ tiên, cốt cách người Huế ”. Ông Thọ khẳng định.

Khiến học sinh thích môn sử

Mới đây (từ năm 2013), một nhóm học sinh tại Trường THPT Gia Hội (TP. Huế) lập Câu lạc bộ (CLB) Sử Việt, tập hợp những bạn cùng chung đam mê với môn sử. Câu lạc bộ có hơn 30 thành viên, không chỉ trong trường mà CLB còn thu hút sự tham gia của nhiều học sinh từ các trường bạn. Mỗi tuần, các thành viên trong nhóm họp một lần. Ban Chủ nhiệm lên kế hoạch, đưa ra một vấn đề cụ thể liên quan đến lịch sử để mọi người cùng thảo luận, thuyết trình, trao đổi.

CLB cũng tổ chức các trò chơi, các buổi chiếu phim, hoạt động thiện nguyện, ngoại khóa, tham quan di tích, như thăm nhà lưu niệm Bác Hồ, các lăng tẩm triều Nguyễn, chùa chiền...  Theo Nguyễn Thị Phương Oanh (Trường THPT Gia Hội), thành tích học tập môn sử của em đã cải thiện rõ rệt nhờ các thành viên trong CLB chia sẻ kinh nghiệm. Oanh cũng đã biết cách xâu chuỗi, sắp xếp sự kiện khoa học hơn.

Thời gian qua, ngành giáo dục và ngành văn hóa có nhiều giải pháp hữu hiệu để đưa di sản vào trường học như truyền dạy ca Huế, tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa tham quan, tìm hiểu di sản thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế…UBND tỉnh có chính sách miễn vé tham quan di tích đối với học sinh trên địa bàn toàn tỉnh, tạo thuận lợi cho việc tổ chức các giờ ngoại khóa để học sinh tìm hiểu về di sản văn hóa.

Nội dung chương trình hợp tác giáo dục di sản văn hóa Huế giữa Sở GD & ĐT và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng được xây dựng, gồm: Biên soạn các loại hình tài liệu giới thiệu về di sản văn hóa Huế dùng cho học sinh; xây dựng chuyên đề học tập lịch sử tại khu di sản văn hóa Huế; xây dựng các chương trình hoạt động, tìm hiểu, khám phá, tương tác các hoại hình di sản cho học sinh các cấp; tổ chức các cuộc thi học sinh tìm hiểu di sản văn hóa Huế…

Có thể xem, đó là những nỗ lực khơi dậy đam mê, giúp học sinh không còn thờ ơ mà ngày càng yêu thích môn lịch sử hơn. 

Bài, ảnh: Huế Thu

热门文章

0.4763s , 7633.7734375 kb

Copyright © 2025 Powered by 【bogdaso】Để học sinh không thờ ơ với lịch sử,88Point  

sitemap

Top