【ti so live】Cơ chế phối hợp giữa cơ quan thuế với ngân hàng là xu hướng chung của thế giới

时间:2025-01-26 22:01:22 来源:88Point

Ảnh: TL

Việc kiểm soát qua hệ thống ngân hàng là một phương thức bắt buộc và hợp lý nhất để quản lý hoặc thu thuế từ hoạt động TMĐT.

PV: Dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi đã đề xuất bổ sung các nội dung liên quan đến việc quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT. Ông đánh giá thế nào về điều này?ơchếphốihợpgiữacơquanthuếvớingânhànglàxuhướngchungcủathếgiớti so live

LS. Choi Ji Ung: Xu thế chung của thế giới là sự phát triển bùng nổ của TMĐT. Một số quốc gia châu Âu cũng đã áp dụng nghiên cứu chính sách để đánh thuế hiệu quả hơn đối với hoạt động này. Gần đây nhất, ngay cả Thụy Sĩ và hệ thống ngân hàng của Thụy Sĩ cũng bắt đầu nghiên cứu những chính sách để tăng thuế các hoạt động TMĐT. Vấn đề đánh thuế TMĐT là vấn đề toàn cầu các quốc gia hiện nay đang rất quan tâm nghiên cứu phát triển.

Tôi rất ủng hộ quan điểm, cách tiếp cận của Chính phủ Việt Nam trong dự thảo luật về việc ngân hàng sẽ đóng vai trò là trung tâm thực hiện các chính sách liên quan đến thu thuế hoạt động TMĐT. Bởi về bản chất, dòng thanh toán của hoạt động TMĐT, bằng cách này hay cách khác, bắt buộc phải đi qua hệ thống ngân hàng.

Thực ra hầu hết các hoạt động thanh toán của lĩnh vực TMĐT, nhất là những giao dịch xuyên biên giới đều thông qua hệ thống thanh toán điện tử. Việc kiểm soát hoạt động thanh toán này không còn cách nào khác là phải thông qua hệ thống ngân hàng.

LS. Choi Ji Ung

LS. Choi Ji Ung

PV: Dự thảo luật đã đề xuất Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần phối hợp nghiên cứu để thực hiện giải pháp về thanh toán: yêu cầu các dịch vụ xuyên biên giới khi thanh toán phải thanh toán qua cổng thanh toán nội địa (thông qua Công ty CP Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) của NHNN). Từ đó cơ quan thuế mới kiểm soát được doanh thu của các dịch vụ này để có cơ sở đề nghị tổ chức nước ngoài khấu trừ nộp thuế. Ông nghĩ sao về đề xuất này?

LS. Choi Ji Ung: Việc đặt ra một hệ thống cổng thanh toán quốc gia đối với các giao dịch xuyên biên giới là một khái niệm tương đối mới và rất sáng tạo. Thực ra hầu hết các hoạt động thanh toán của lĩnh vực TMĐT, nhất là những giao dịch xuyên biên giới đều thông qua hệ thống thanh toán điện tử. Việc kiểm soát hoạt động thanh toán này không còn cách nào khác là phải thông qua hệ thống ngân hàng. Hàn Quốc cũng đã thông qua luật mới để đánh thuế giá trị gia tăng đối với những giao dịch xuyên biên giới áp dụng cho các công ty ở nước ngoài cung cấp các dịch vụ quảng cáo cho cá nhân người Hàn tại Hàn Quốc. Việc kiểm soát qua hệ thống ngân hàng là một phương thức bắt buộc và hợp lý nhất để quản lý hoặc thu thuế hoạt động TMĐT.

Vấn đề quan trọng khi xây dựng hệ thống thông tin cổng thanh toán quốc gia là phải xây dựng được cơ sở dữ liệu đủ lớn để có thể kiểm soát, nhận diện những giao dịch xuyên biên giới cần phải kiểm soát mà không hạn chế quyền tự do lựa chọn các loại dịch vụ thanh toán, quyền tự do kinh doanh của khách hàng. Những quy định đó phải không được tốn kém thời gian, bởi vì thời gian trong TMĐT rất quan trọng, nếu chỉ cần dừng thanh toán một vài phút thôi có thể thay đổi hoàn toàn giao dịch đó.

Ngoài việc thanh toán qua cổng thanh toán quốc gia thì việc nâng cao tỷ lệ người thanh toán qua thẻ cũng là phương pháp khác được khuyến nghị bởi tổ chức OECD để kiểm soát được những giao dịch xuyên biên giới. Tại Việt Nam hiện nay, tỷ lệ dùng thẻ mặc dù gần đây đã được tăng lên do chính sách khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ, nhưng nó vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu kiểm soát được hệ thống tài chính một cách minh bạch và kiểm soát được những khoản chi tiêu nào liên quan đến những giao dịch xuyên biên giới, những giao dịch kể cả thanh toán quảng cáo trên mạng, thanh toán cho nhà cung cấp nước ngoài.

PV: Ông có bình luận gì về trách nhiệm của ngân hàng được đề cập trong dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi, nhất là việc quy định ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp thông tin tài khoản của khách hàng là người nộp thuế mở tại ngân hàng cho cơ quan quản lý thuế?

LS. Choi Ji Ung: Các quốc gia khác trên thế giới cũng đã áp dụng cơ chế phối hợp giữa cơ quan thuế và ngân hàng, để có thể kiểm soát được việc thanh toán đối với một số trường hợp có nguy cơ cao về thuế. Ở Hàn Quốc, vấn đề này được tiếp cận theo hướng quy định thẩm quyền điều tra của cơ quan thuế vào ngân hàng đối với một số giao dịch nhất định; quy định những trường hợp nào cơ quan thuế được điều tra và yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin, chỉ đối với những giao dịch họ đặt nghi vấn. Nếu Việt Nam tiếp cận theo hướng ngược lại – quy định trách nhiệm cho ngân hàng thương mại, tôi cho rằng, dự thảo luật nên thêm vào một ý là “cung cấp trong những trường hợp cần thiết theo quy định”. Tôi hy vọng trong những nghị định và thông tư hướng dẫn luật có thể nêu được cụ thể ra những trường hợp nào và làm thế nào, những loại thông tin gì sẽ được cơ quan thuế yêu cầu cung cấp.

Hai là, khi ngân hàng thực hiện nghĩa vụ này thì ngân hàng phải có nghĩa vụ báo cho khách hàng biết trước được những thông tin nào về tài khoản của họ có thể sẽ được cung cấp cho cơ quan thuế thì khách hàng sẽ cân nhắc để sử dụng tài khoản đúng đắn. Những thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng là những thông tin mang tính chất bảo mật và nhạy cảm đối với doanh nghiệp nên cơ chế này có thể gây ra lo ngại đối với những doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng.

Vì thế, cần phải có những nguyên tắc được quy định chi tiết hơn, cụ thể hơn để khách hàng có thể yên tâm rằng: Ngân hàng chỉ cung cấp thông tin trong một số trường hợp nhất định theo yêu cầu với những loại thông tin nhất định, chứ không phải là cung cấp toàn bộ thông tin trong bất cứ trường hợp nào.

PV: Vậy theo ông cần làm gì để sự phối hợp giữa hai cơ quan thuế và ngân hàng được thuận lợi và tạo được sự đồng thuận?

LS. Choi Ji Ung: Tôi cho rằng, Bộ Tài chính và NHNN Việt Nam cần phối hợp để đưa ra một cơ chế hướng dẫn cơ quan thuế và ngân hàng trong việc cung cấp thông tin của khách hàng phục vụ hoạt động kiểm soát nguồn doanh thu của các giao dịch giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam với các công ty nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam. Tất nhiên, dự thảo luật chỉ cung cấp những nguyên tắc, nền tảng pháp lý chung nhất để thực hiện. Để tránh được những lạm quyền thì cần có được những hướng dẫn cụ thể và những nguyên tắc nhất định được quy định từ phía Bộ Tài chính và NHNN.

Đặc biệt, trong những thông tư, nghị định hướng dẫn sau đó thì quy định về việc bảo vệ thông tin bảo mật và thông tin khách hàng của ngân hàng phải cực kỳ chi tiết: Phạm vi bảo mật đến đâu; phạm vi tiết lộ thông tin bảo mật đến đâu, những loại thông tin nào sẽ được tiết lộ hay cung cấp; cung cấp đến mức độ nào? Thực ra, theo tôi, nên chú trọng vào quy định mức độ bảo mật đến đâu hơn là quy định cơ chế về mặt thủ tục giữa ngân hàng và cơ quan thuế.

PV: Xin cảm ơn ông!

Luyện Vũ (thực hiện)

推荐内容