Theáttriểnthànhcôngloạibănggạcgiúpvếtthươngnhanhlàkết quả giải hạng nhất ả rập xê úto PGS. TS Nguyễn Thị Hiệp, khi da bị thương, vết thương sẽ tự lành theo cơ chế tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, vùng da bị thương tổn dù nhẹ nhưng vẫn có nguy cơ lâu hồi phục, hoặc nhiễm trùng nếu vết thương không được điều trị và bảo vệ đúng cách. Quá trình lành vết thương da là quá trình động và vô cùng phức tạp, đòi hỏi môi trường thích hợp để đẩy nhanh tiến trình. Tùy vào tình trạng tổn thương da, người dùng (bác sĩ chỉ định hay bệnh nhân) sẽ chọn ra loại băng gạc phù hợp. Băng gạc thường được chế tạo từ nhiều vật liệu tự nhiên hoặc tổng hợp và có tính phân hủy sinh học hoặc không.
Nhiều băng gạc có cấu tạo đa lớp, mỗi lớp có tính chất khác nhau, ví dụ như một băng gạc bốn lớp gồm lớp dệt, lớp bọt xốp, lớp tạo nước và lớp dính hỗ trợ. Thông thường những băng gạc này có chứa chất hỗ trợ kháng vi sinh vật như Ag, bitmut, chlorhexidine, polyhexamethylene biguanide...
Tuy nhiên, các loại băng gạc hỗ trợ tích cực quá trình lành thương và kháng vi sinh vật vẫn chưa được phổ biến trong sản xuất công nghiệp ở Việt Nam và hầu hết được nhập khẩu. Hiện tại, các loại băng gạc sản xuất trong nước chủ yếu vẫn sử dụng kỹ thuật sợi không dệt và hạn chế trong việc kết hợp với các hoạt chất.