【thi đấu bóng đá cúp c1】Hoàn thành ca ghép tim
Nhận tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết sẽ lấy tạng vào đêm khuya 19/7,ànthànhcaghéthi đấu bóng đá cúp c1 Bệnh viện Trung ương Huế đã cử ngay bốn bác sĩ thuộc ê kíp lấy tạng vào phối hợp Bệnh viện Chợ Rẫy lấy tạng từ bệnh nhân chết não hiến tặng.
Trước đó, một bác sĩ phẫu thuật viên và một bác sĩ gây mê hồi sức tim mạch có mặt tại Bệnh viện Chợ Rẫy chiều 19/7 để hội chẩn với Hội đồng ghép tạng Bệnh viện Chợ Rẫy. 1 giờ sáng ngày 20/7, hai bác sĩ khác mang phương tiện lấy tạng và mẫu máu đọ chéo cho bệnh nhân từ Huế vào Bệnh viện Chợ Rẫy để nhờ làm xét nghiệm và ở lại tham gia kíp lấy tạng.
Bác sĩ kiểm tra sức khỏe bệnh nhân sau ca ghép tạng |
Tại Huế, đêm 19/7 toàn bộ ê kíp ghép tạng đã sẵn sàng túc trực tại bệnh viện để chuẩn bị ghép tim, phổi. Phải chờ đến 7 giờ khi có thông tin đọ chéo máu âm tính (-), mới bắt đầu thực hiện rạch da trên cơ thể bệnh nhân.
Quá trình phẫu tích gỡ dính cực kỳ phức tạp vì tim phổi của bệnh nhân dính nhau quá nhiều. Sau khi bộc lộ được tim, tiến hành thiết lập tuần hoàn ngoài cơ thể và sau đó tiếp tục gỡ dính phổi và tim . Đến 10 giờ, công đoạn cắt bỏ tim phổi bệnh lý hoàn thành, tạng ghép được đưa vào lồng ngực và tiến hành khâu nối xong lúc 11 giờ cho tim đập lại khá dễ dàng.
Được biết, từ khi cắt bỏ khối tim phổi cho đến khi tim đập lại là 4g30 phút (nằm trong giới hạn cho phép là < 6 giờ).
Theo GSTS Bùi Đức Phú, giai đoạn khó khăn bắt đầu với tình trạng chảy máu, kiểm soát nhiều lần không thấy tiêu điểm chảy máu, nhưng tất cả các vị trí phẫu tích gỡ dính đều rướm máu, bilan đông máu được điều chỉnh và bắt đầu giảm dần chảy máu. Kíp ghép tạng vẫn chờ đợi trong phòng mổ đảm bảo an toàn đến 0 giờ sáng 21/7, mới chuyển bệnh nhân về phòng chăm sóc đặc biệt.
Theo dõi các thông số và siêu âm thực quản cho thấy quả tim người cho đập khỏe, nhưng trao đổi oxy kém do phổi phù (bệnh nhân có 7 ngày thở máy trước khi lấy tạng) mặc dù đã hỗ trợ thêm khí NO nhưng vẫn không cải thiện.
Kíp mổ quyết định đặt ECMO (hỗ trợ tuần hoàn và trao đổi oxy qua màng), sau đó tình trạng trao đổi oxy và tuần hoàn được cải thiện nhưng ngược lại tình trạng chảy máu xuất hiện trở lại (do máu không đông vì phải dùng Heparin mới chạy ECMO được).
Các kiểm soát về ngoại khoa không cho thấy có điểm chảy máu nào rõ ràng, máu ứa thấm khắp mọi nơi từ các tạng trong lồng ngực. Giải pháp cuối cùng là chuyền máu tươi và các yếu tố đông máu.
Sau 3 ngày ghép tạng, mặc dù chảy máu có giảm, nhưng phổi chưa đảm bảo trao đổi oxy hoàn toàn để có thể ngưng ECMO. Sau đó dùng thuốc cầm máu protamin nhằm khống chế hoàn toàn tình trạng chảy máu.
Liệu pháp điều trị ức chế miễn dịch được sử dụng bảo đảm đủ nồng độ, các giải pháp chống nhiễm trùng được thực hiện chuẩn mực, nhưng bệnh nhân vẫn còn đang nặng và toàn bộ ê kíp ghép luôn sẵn sàng túc trực và chăm sóc đúng quy chuẩn.
Nguồn lực dự trữ đã sử dụng gần hết, Trung tâm Huyết học truyền máu Bệnh viện Trung ương Huế phải đi Quảng Bình để lấy máu, nhờ đó có thêm được một số cơ số máu AB là nhóm máu của người bệnh. Hiện nay đang huy động thêm ở Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Huyết học Truyền máu TP.HCM.
GSTS Bùi Đức Phú nói: "Còn quá sớm để tiên lượng ca ghép này, nhưng bản thân mỗi chúng tôi đã và sẽ làm hết sức để cứu người".
相关推荐
- Tác chiến điện tử của Nga khống chế hiệu quả làn sóng điện của địch
- Đi làm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, nghỉ lễ 30/4
- Khủng bố IS và những tin tức mới cập nhật ngày 21/8/2015
- Cháy giữa cầu Quay Hải Phòng, công an Hồng Bàng nhanh tay cứu hỏa
- Hầm chui cửa ngõ TPHCM ngập nặng, người dân lại chật vật di chuyển
- Từ 1/3 giá vé máy bay có bị tăng cao theo giá trần?
- Mặt đường nóng tới 63 độ, nhiều ô tô bị nổ lốp ở cao tốc Cam Lộ
- Vụ thiếu nữ 14 tuổi mất tích từ mùng 6 Tết: Người mẹ nhận tin nhắn dọa tống tiền