【ket quả bóng đá hôm qua】Chìa khóa mở cánh cửa mới cho doanh nghiệp nông sản
Hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản qua các cửa khẩu biên giới Bình Phước Doanh nghiệp nông sản,ìakhóamởcánhcửamớichodoanhnghiệpnôngsảket quả bóng đá hôm qua thực phẩm cần làm gì để vượt qua rào cản kỹ thuật của EU? Xây dựng thương hiệu Việt gắn với phát triển xanh, bền vững |
Nguồn vốn từ quỹ đầu tư sẽ giúp Phúc Sinh nâng cao chất lượng và giá trị của cà phê Việt Nam. Ảnh: TL |
Đón vốn ngoại nhờ ESG
Cách đây ít ngày, Công ty CP Phúc Sinh, với hơn 23 năm phát triển khẳng định vị trí trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê và hạt tiêu, đã công bố nhận khoản tài trợ vốn trị giá 25 triệu USD từ quỹ đầu tư &Green - một quỹ đầu tư được thành lập nhằm bảo vệ rừng khỏi việc tàn phá ở các vùng nhiệt đới. Theo đó, việc có cam kết, tiêu chuẩn cao về thực hành môi trường, xã hội và quản trị (ESG) và tài chính minh bạch là những tiêu chí giúp Phúc Sinh được quỹ đầu tư &Green lựa chọn. Được biết, ngoài quỹ đầu tư &Green, Phúc Sinh cũng đang làm việc với 2 quỹ ngoại khác với triển vọng rất khả quan.
DN này còn là một trong những đơn vị tiên phong chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, với 18 năm liên tiếp được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán hàng đầu thế giới (Big4) như: EY, KPMG, PwC… Bên cạnh đó, Phúc Sinh cũng là một trong những DN đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng nhận Rainforest Alliance vào năm 2014. Với hơn 14 năm kinh nghiệm phát triển bền vững, Phúc Sinh đã đạt được hơn 20 chứng chỉ liên quan đến phát triển bền vững.
"Chúng tôi đáp ứng nhu cầu bền vững của khách hàng với các giải pháp khác nhau, từ các tín dụng thương mại xanh đến các khoản vay liên kết bền vững và tài trợ chuỗi cung ứng bền vững. Những giải pháp như vậy sẽ mở ra một thế giới nhiều cơ hội cho các công ty nông nghiệp tiếp cận tài chính xanh, hỗ trợ chương trình tăng trưởng bền vững của họ" - ông Surajit Rakshit, Giám đốc toàn quốc Trung tâm thanh toán quốc tế và tài trợ chuỗi cung ứng, HSBC Việt Nam cho biết. |
Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phúc Sinh, chia sẻ, khoản đầu tư của quỹ đầu tư &Green là một bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của Phúc Sinh. Sự hợp tác với quỹ đầu tư &Green sẽ giúp Phúc Sinh tiến xa hơn trên con đường phát triển bền vững, từ đó mang lại giá trị lâu dài cho cả công ty và xã hội. Cụ thể, Phúc Sinh cam kết thúc đẩy chuyển đổi ngành công nghiệp cà phê của Việt Nam hướng tới các chuỗi cung ứng có thể truy xuất nguồn gốc, không tàn phá rừng. Công ty sẽ tập trung vào việc nâng cao chất lượng và giá trị của cà phê Việt Nam khi mở rộng sản xuất và tiếp cận khách hàng trên toàn thế giới, qua đó thúc đẩy các sản phẩm được sản xuất bền vững của Việt Nam trên quy mô toàn cầu. Bằng việc áp dụng thực hành nông nghiệp có trách nhiệm, Phúc Sinh đặt mục tiêu thiết lập một tiêu chuẩn cho ngành, góp phần bảo vệ hệ sinh thái và thúc đẩy kinh tế bền vững ở Việt Nam và hơn thế nữa.
Trước đó, một DN khác trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm của Việt Nam là Công ty CP XNK Bến Tre (Betrimex) cũng đã nhận được khoản tín dụng tài trợ thương mại của Ngân hàng UOB Việt Nam. Cũng tương tự như Phúc Sinh, để đi đến thỏa thuận hợp tác này, Betrimex đã phải vượt qua quy trình xét duyệt tín dụng xanh vô cùng nghiêm ngặt của UOB Việt Nam, tập trung vào việc đánh giá sự tuân thủ các nguyên tắc ESG.
Là DN đi đầu trong ngành sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm từ dừa với sản lượng ấn tượng gần 40 triệu lít/kg (năm 2023) và có mặt tại 70 quốc gia, Betrimex đặt trọng tâm vào hoạt động kinh doanh, phát triển vùng nguyên liệu, sản xuất và chuỗi cung ứng xanh hướng đến mục tiêu “zero-waste” (không rác thải). Trong những năm tới, DN này luôn đặt kế hoạch tăng gấp đôi sản lượng sản xuất mỗi năm, chuẩn bị sẵn sàng đối đầu trực tiếp với các đối thủ trên thị trường quốc tế và có thể lên sàn chứng khoán trong năm 2025.
Mở cánh cửa lớn
16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết, với một số hiệp định khác đang được đàm phán đã tạo nhiều lợi thế cho xuất khẩu nông nghiệp. Điều này cũng tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của ngành nông nghiệp Việt Nam đối với các tổ chức, quỹ đầu tư quốc tế. Trong đó, ESG là tiêu chí ngày càng quan trọng trong quyết định rót vốn của các tổ chức quốc tế.
Điểm tích cực là ngành nông nghiệp Việt Nam đã có nhiều bước chuyển mình tích cực. Ông Surajit Rakshit, Giám đốc toàn quốc Trung tâm thanh toán quốc tế và tài trợ chuỗi cung ứng, HSBC Việt Nam đánh giá các công ty nông nghiệp đã trở nên chủ động và nghiêm túc hơn trong việc phát triển và thực hiện chiến lược bền vững - từ kinh tế tuần hoàn đến chuỗi cung ứng bền vững, cũng như các chương trình hỗ trợ môi trường và cộng đồng khác. “Đặt trọng tâm vào nông nghiệp xanh không chỉ giúp Việt Nam giảm lượng khí thải carbon trong sản xuất nông nghiệp, mà còn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao từ các thị trường xuất khẩu như Mỹ hoặc châu Âu” - ông Surajit Rakshit cho biết.
Bên cạnh đó, các DN nông nghiệp cũng tích cực phát triển các giải pháp quản lý các dòng tiền, chuyển từ giao dịch tiền mặt sang các nền tảng trực tuyến. Các DN cũng đang tìm cách số hóa các hoạt động nội bộ của mình, đồng thời cải thiện và tối ưu hóa hơn nữa vốn lưu động của họ.
Một nghiên cứu của Ngân hàng UOB Việt Nam công bố mới đây cho thấy, 94% DN Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của tính bền vững và 45% DN đã triển khai các hoạt động bền vững trong năm 2023. Trong đó, thu hút nhà đầu tư là một trong những mục tiêu hướng tới của DN khi triển khai các hoạt động phát triển bền vững. Các mục tiêu khác được hướng đến bao gồm nâng cao uy tín và xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực, tạo lợi thế cạnh tranh, hợp tác dễ dàng hơn với các tập đoàn đa quốc gia, xây dựng tương lai bền vững về môi trường và xã hội…
Có thể nói, phát triển bền vững chính là vùng đất mới đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp nông nghiệp, thực phẩm và dòng vốn từ các quỹ đầu tư là trợ lực quan trọng để DN có được bước tiến vững chắc trên hành trình chinh phục vùng đất mới này.
Ông Surajit Rakshit cũng cho biết, HSBC đã hỗ trợ nhiều khách hàng trong các lĩnh vực khác nhau như trồng trọt, xuất khẩu thủy sản, công ty thức ăn chăn nuôi, các công ty xuất khẩu đường, các công ty sữa và các sản phẩm từ sữa, trên hành trình hướng tới phát thải ròng bằng 0. Cốt lõi trong chiến lược phát triển bền vững này là cam kết hỗ trợ khách hàng hiểu và hành động trong quá trình chuyển đổi sang mức phát thải thấp hơn và giúp họ đạt được tham vọng bền vững rộng lớn hơn.