Phiên họp chiều 11/7 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. |
Chiều 11/7 Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tổng kết Kỳ họp thứ 7,ẽtrìnhQuốchộidựánluậtsửamộtsốluậtđểthúcđẩytăngtrưởsoi kèo u23 nhật bản chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Báo cáo nội dung này, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường nêu rõ, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thành công tốt đẹp, hoàn thành khối lượng lớn công việc trên cả ba lĩnh vực lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, tiếp tục đổi mới, cải tiến, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn.
Quốc hội đã thông qua 11 luật, 21 nghị quyết (trong đó có 3 nghị quyết quy phạm pháp luật); cho ý kiến lần đầu về 11 dự ánluật và xem xét nhiều báo cáo quan trọng khác. Trong đó, đã xem xét, quyết định kiện toàn nhân sự cấp cao của Nhà nước. Các nội dung được xem xét, quyết định thuộc nhiều lĩnh vực với nhiều vấn đề quan trọng, góp phần xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, toàn diện, giải quyết căn cơ những bất cập, điểm nghẽn, vướng mắc trong thực tiễn; tạo động lực thúc đẩy sự phục hồi và phát triển kinh tế, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước trong thời kỳ phát triển mới.
Nêu ý kiến, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh, Kỳ họp này Quốc hội đã quyết nhanh nhiều vấn đề như một luật sửa bốn luật, tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng, dù trong Kỳ họp Chính phủ mới trình.
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội thông qua nhiều luật nhất, tỷ lệ đại biểu tán thành cao nhất, đa số tỷ lệ tán thành đều trên 90%, có luật 100% đại biểu có mặt tán thành, chứng tỏ công tác chuẩn bị tốt, ông Phương nhìn nhận.
Về hạn chế, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu, còn có nội dung trình chậm, phải điều chỉnh nhiều lần, gây khó khăn cho cơ quan thẩm tra.
Đại biểu cho rằng những vấn đề cấp bách mà điều chỉnh thì thông cảm được nhưng có nhiều nội dung cũng không đến mức cấp bách, ông Phương phản ánh.
“Nhìn chung kỳ họp rất thành công, khó nhất của kỳ họp là 1 luật sửa 4 luật có hiệu lực từ 1/8/2024, bàn tới bàn lui bàn xuôi bàn ngược cuối cùng cũng thông qua”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá.
Về chuẩn bị kỳ họp thứ 8, theo Tổng thư ký Quốc hội, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 11 dự án luật, cho ý kiến 12 dự án luật khác.
Trong trường hợp dự án Luật Điện lực (sửa đổi) được chuẩn bị tốt, đủ điều kiện thông qua theo quy trình tại một kỳ họp thì tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 12 dự án luật, ông Cường cho hay.
Trong công tác giám sát, Quốc hội sẽ xem xét báo cáo của Đoàn giám sát về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sảnvà phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Vẫn theo Tổng thư ký, quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 của Nghị quyết số 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, Quốc hội yêu cầu Chính phủ báo cáo tại Kỳ họp thứ 8 về việc thực hiện bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù; áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất; không tiếp tục áp dụng cơ chế đặc thù hiện hành đối với phần kinh phí thường xuyên theo cơ chế quản lý tài chính đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước.
Tuy nhiên, tại Nghị quyết số 142/2024/QH15 Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã quy định một số chính sách về thực hiện các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024 và yêu cầu Chính phủ báo cáo kết quả thực hiện tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Do đó, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị thực hiện báo cáo theo yêu cầu tại Nghị quyết số 142/2024/QH15 Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Tại các kỳ họp trước, theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ có báo cáo Quốc hội về kết quả xử lý tồn tại, yếu kém của các dự án, doanh nghiệpchậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương:
Tổng Thư ký Quốc hội báo cáo, trên thực tế, kết quả xử lý tồn tại, yếu kém của các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương đã được Chính phủ lồng ghép báo cáo tại các báo cáo về: tình hình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế; tình hình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn; hoạt động đầu tư, quản lý sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Vì vậy, Tổng Thư ký Quốc hội đề xuất không đưa nội dung này thành một nội dung báo cáo riêng tại kỳ họp của Quốc hội mà sẽ lồng ghép trong các báo cáo nêu trên.
Về hình thức, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội họp tập trung tại Nhà Quốc hội, tổ chức Kỳ họp theo 2 đợt (với khoảng cách 9 ngày giữa 2 đợt họp) để có thời gian cho các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan hữu quan tiếp thu, giải trình các ý kiến của đại biểu Quốc hội, chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo luật, nghị quyết với chất lượng tốt nhất trước khi trình Quốc hội thông qua.
Như vậy, dự kiến Quốc hội làm việc 24 ngày, khai mạc vào thứ Hai, ngày 21/10/2024, bế mạc vào thứ Năm, ngày 28/11/2024.
Phát biểu tại phiên họp, Phó thủ tướng Lê Thành Long tán thành chia Kỳ họp thứ 8 thành 2 đợt, thống nhất với ý kiến của Chủ tịch Quốc hội là Ban cán sự Đảng Chính phủ và đảng đoàn Quốc hội sẽ họp với nhau sớm hơn các Kỳ họp trước, trước khi khai mạc Kỳ họp thứ 8 khoảng 1 tháng.
Ông Long cũng cho biết, Chính phủ đã thông qua 4 đề nghị bổ sung vào chương trình Kỳ họp 8 gồm có Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, Luật Phòng bệnh, Luật Dữ liệu, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam.
Dự kiến Chính phủ sẽ trình Quốc hội dự án luật sửa 1 số điều của các luật nhằm mục tiêu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, Phó thủ tướng cho biết.