【bảng xếp hạng nhất trung quốc】Khảo sát Di chỉ khảo cổ học Đông Sơn

  发布时间:2025-01-11 14:56:55   作者:玩站小弟   我要评论
VHO - Chiều 8.8, gần 50 đại biểu là nhà khoa học, khảo cổ học tham dự Hội thảo khoa học “Văn hoá Đôn bảng xếp hạng nhất trung quốc。

VHO - Chiều 8.8,ảosátDichỉkhảocổhọcĐôngSơbảng xếp hạng nhất trung quốc gần 50 đại biểu là nhà khoa học, khảo cổ học tham dự Hội thảo khoa học “Văn hoá Đông Sơn – 100 năm phát hiện, bảo tồn và phát huy giá trị” đã đi tham quan thực tế tại khu Di chỉ khảo cổ học Đông Sơn, làng Đông Sơn, phường Hàm Rồng, TP Thanh Hoá (Thanh Hoá).

Khảo sát Di chỉ khảo cổ học Đông Sơn - ảnh 1
Các đại biểu tham quan tại hố khai quật Di chỉ khảo cổ học Đông Sơn. Ảnh: NGUYỄN LINH

Tại chuyến đi thực tế này, các đại biểu được giới thiệu về quá trình phát hiện, khai quật cũng như công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di chỉ khảo cổ học Đông Sơn.

Văn hóa Đông Sơn (khoảng từ thế kỷ 7 trước Công nguyên đến thế kỷ I-II sau Công nguyên) là một nền văn hóa khảo cổ học thời đại kim khí ở Việt Nam, được các nhà khảo cổ học đặt tên dựa vào sự phát hiện ngẫu nhiên một nhóm đồ đồng cổ vào năm 1924 tại làng Đông Sơn ở ven Sông Mã (Thanh Hóa).

Kể từ khi phát hiện đến nay, văn hóa Đông Sơn đã có một chặng đường lịch sử nghiên cứu tròn 100 năm. Di chỉ khảo cổ Đông Sơn luôn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với giới khảo cổ học, sử học.

Hàng trăm di tích, hàng nghìn di vật được phát hiện, với nhiều hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế đã được tổ chức, nhiều ấn phẩm được xuất bản.

Qua các đợt khai quật, người ta đã thu được số lượng di vật đồ sộ, phong phú, gồm có công cụ sản xuất (lưỡi cày, liềm, đục, rìu...); vũ khí (dao găm, đoản kiếm, mũi tên...); đồ đựng (nồi, bình, chậu...); đồ trang sức (khuyên, vòng, chuỗi hạt...); các đồ vật khác (tượng, chuông, trống...).

Trong nhiều di vật được tìm thấy, trống đồng là vật giàu giá trị bậc nhất. Trống đồng Đông Sơn được xem là tinh hoa của văn minh Đông Sơn - văn minh dân tộc, bởi giá trị và tính thiêng của nó. 

Khảo sát Di chỉ khảo cổ học Đông Sơn - ảnh 2
PGS.TS Đặng Văn Bài (giữa) – Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hoá quốc gia và lãnh đạo Sở VHTTDL Thanh Hoá tại buổi tham quan Di chỉ khảo cổ học Đông Sơn. Ảnh: NGUYỄN LINH

Tài liệu từ các cuộc điều tra, thám sát, khai quật hàng loạt di tích Đông Sơn ở Thanh Hóa và di chỉ khảo cổ Đông Sơn, đã khẳng định tầm vóc và vị thế của văn hóa Đông Sơn không chỉ ở Việt Nam, mà thậm chí là cả khu vực Đông Nam Á.

Những di tích, hiện vật được tìm thấy đã và đang trở thành những tài sản vô giá, những tư liệu văn hóa vật chất cần thiết để minh chứng cho sự phát triển liên tục không đứt quãng của nền văn hóa Đông Sơn.

Là sự khẳng định sức sống dẻo dai, bền bỉ của văn hóa Việt trong quá trình diễn biến văn hóa cũng như quá trình đấu tranh giữ gìn bản sắc văn hóa Đông Sơn trước sự xâm lăng, đồng hóa văn hóa.

Di chỉ khảo cổ học Đông Sơn được Bộ Văn hóa (nay là Bộ VHTTDL) công nhận là di tích cấp Quốc gia ngày 28.4.1962.

Di chỉ có tổng diện tích theo biên bản khoanh vùng các khu vực bảo vệ là 45,032 ha, bao gồm khu vực núi Đông Sơn, từ núi ra đến bờ sông Mã và từ cầu Hàm Rồng vào thôn Đông Sơn (nay là phường Hàm Rồng).

Theo kế hoạch, ngày 9.8, tại TP Thanh Hoá sẽ diễn ra Hội thảo khoa học “Văn hoá Đông Sơn – 100 năm phát hiện, bảo tồn và phát huy giá trị”.

Hội thảo có sự góp mặt của đông đảo các nhà khoa học, khảo cổ họcvà các nhà quản lý văn hóa đến từ các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý văn hóa, trường Đại học… với những tham luận đề cập tới những phát hiện mới, những nghiên cứu mới, nhận thức mới về văn hóa Đông Sơn.

Từ đó, đưa ra những kiến nghị, đề xuất bảo tồn và phát huy tác dụng trong nghiên cứu, trưng bày, bảo quản, xuất bản… Những tham luận này đều đã được tập hợp và biên tập để xuất bản trong cuốn kỷ yếu Hội thảo.

相关文章

最新评论