当前位置:首页 > World Cup

【số liệu thống kê về crystal palace gặp liverpool】Hội thi Nghệ thuật Đờn ca tài tử tại tỉnh Bình Dương: Hậu Giang ghi dấu son mới

Hậu Giang nằm trong số 7/21 tỉnh,ộithiNghệthuậtĐờncatitửtạitỉnhBnhDươngHậuGiangghidấusonmớsố liệu thống kê về crystal palace gặp liverpool thành phía Nam đoạt giải A Hội thi Nghệ thuật Đờn ca tài tử (ĐCTT), nằm trong khuôn khổ của Festival ĐCTT Quốc gia lần thứ II - Bình Dương 2017.

Tiết mục đoạt huy chương vàng của Hậu Giang do Hồng Trúc và Hồng Gấm thể hiện. Ảnh: HOÀNG TÂN

Trở về sau khi đoạt nhiều giải thưởng, các nghệ nhân tài tử của Hậu Giang không giấu được niềm vui, vì đã cống hiến hết mình, thỏa sức trong không gian dành riêng cho mình, vừa thể hiện niềm đam mê, vừa cùng góp phần đưa môn nghệ thuật đặc sắc này đến nhiều hơn với công chúng. Nghệ nhân Hoàng Tân (thị xã Ngã Bảy), chia sẻ: “Được tham gia vào chương trình, đi biểu diễn là hạnh phúc của người đam mê tài tử như tôi. Tôi đã tập luyện kỹ càng bài hát của mình để thể hiện trọn vẹn 22 câu bình bán chất trong bài ca ra bộ “Huyền thoại một bài ca”. Dù không có huy chương cá nhân, nhưng cũng rất vui và hãnh diện vì đã góp chút sức cùng mọi người thể hiện hết mình, để Hậu Giang đứng vào tốp 7 đơn vị có chương trình dự thi đoạt giải A”.

Còn nghệ nhân Hồng Trúc (huyện Châu Thành A), không giấu niềm vui: “Run lắm chị ơi, vì em nhỏ tuổi nhất trong nhóm. Em đang học lớp 12, nhưng được gọi tham gia là em cố gắng sắp xếp, thi xong về học bù lại gấp hai cũng được. Đoạt huy chương vàng trong tiết mục song ca cùng Hồng Gấm là một bất ngờ với em, nhưng mà vui lắm. Em sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để tiếp tục là niềm hãnh diện là lớp kế thừa xứng đáng, tiếp tục phát huy nghệ thuật ĐCTT ở Hậu Giang”.

“Ngã Bảy vọng vang tiếng tơ  đồng” là chủ đề chương trình tham gia Hội thi ĐCTT của Hậu Giang, với 6 tiết mục; hòa đờn, song ca, đơn ca, độc tấu ghi-ta, ca ra bộ. Xây dựng chương trình tốt, có đầu tư bài bản, đội ngũ nghệ nhân đờn, ca nhiều thế hệ, chất giọng hay đồng đều là những điểm cộng giúp cho Hậu Giang. Có 3 trong số 6 tiết mục đoạt huy chương, trong đó có 1 huy chương vàng,  2 huy chương bạc… Ông Lê Thành Vĩnh, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh Hậu Giang, cho biết, để có được chương trình này, trung tâm đã cân nhắc từ khâu chọn bài đến chọn nghệ nhân đờn, ca. Chọn bài phải phù hợp với chất giọng, phát huy tố chất, nội lực của từng nghệ nhân. Đờn và ca phải hòa quyện mới đưa cảm xúc đến trái tim người nghe. Một điều nữa là phải “cân” được sức của từng giọng ca để chọn bài cho thật phù hợp, nhưng vẫn đảm bảo được cấu trúc chương trình như thể lệ của hội thi. Nói nghe dễ, nhưng để chọn những chất giọng phù hợp cho các thể loại theo quy định quả không hề đơn giản.

Lợi thế của Hậu Giang là đã có được một đội ngũ nghệ nhân đa dạng, mỗi người chuyên “trị” một thể loại và tạo dấu ấn riêng, như Hồng Nhãn thành công với các bài oán, Kim Khéo với những bài vọng cổ nhịp 16, Hồng Trúc với những bài hạ… Đây là những chất giọng hiếm, chất, làm nên chất lượng chung cho một chương trình nghệ thuật thể hiện qua từng tiết mục họ biểu diễn. Bên cạnh đó, các nghệ nhân đàn nhiều kinh nghiệm, hiểu ý, hòa nhịp với từng giọng ca, nên đã hỗ trợ, nâng đỡ những chất giọng, làm cho các bài biểu diễn tròn, tạo dấu ấn trong lòng người nghe.

Là một trong những nghệ nhân trẻ ở Hậu Giang, năm nay 18 tuổi, nhưng Hồng Trúc có hơn 10 năm biểu diễn trên sân khấu. Em kế thừa trọn vẹn niềm đam mê, truyền nghề từ ông nội nay đã ngoài 60, cộng với chất giọng ấm, dày, âm vực rộng, đã giúp em đạt nhiều giải thưởng ở các cuộc thi tài tử trong và ngoài khu vực. Hồng Trúc cho biết: “Mỗi lần được hát tài tử, em thấy mình thật xúc động, phấn chấn. Em đang làm hồ sơ để thi vào khoa cải lương của Trường Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ, với mong muốn được đào tạo bài bản, hiểu sâu hơn về môn nghệ thuật đặc trưng của Nam bộ, để góp chút sức vào việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật này”.

 Hội thi đã khép lại, mọi người lại trở về với công việc thường nhật của mình. Có người làm trong ngành văn hóa, có người vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường, nhưng điểm gặp nhau ở họ là niềm đam mê được hát, được thắp truyền tình yêu ĐCTT với mọi người và họ đang tiếp tục thắp truyền ngọn lửa đam mê này, với mong muốn góp chút sức để cho ĐCTT được kế thừa, phát huy…

Tại hội thi, chương trình của Hậu Giang đoạt giải A, 1 tiết mục song ca 21 câu ngũ đối hạ “Tri ân tổ nghiệp nhạc sư” do Hồng Trúc và Hồng Gấm biểu diễn đoạt huy chương vàng; 2 tiết mục đơn ca đoạt huy chương bạc là bài vọng cổ nhịp 16 “Bác Hồ trong trái tim con”, do Kim Khéo thể hiện và 12 câu giang nam “Cuộc sống thương hồ”, do Hồng Nhãn thể hiện.

 

VĨNH TRÀ

分享到: