Kỳ nghỉ lễ 2-9 năm nay kéo dài 4 ngày trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang gia tăng số ca mắc,ủđộngphòngchốngdịchbệnhtrongdịplễcúp c1 nam mỹ kéo theo số bệnh nhân chuyển nặng nhập viện cũng tăng cao. Ngành y tế dự báo sau lễ có khả năng xuất hiện làn sóng dịch bệnh mới với biến chủng BA.5, BA.4 nếu người dân không tăng cường các biện pháp phòng dịch bệnh và chủ động tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Người dân nên chủ động đi tiêm vắc xin và thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Trong ảnh: Tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho trẻ em ở TP.Thủ Dầu Một Người dân cần chủ động tiêm vắc xin ngừa Covid-19 Thống kê của Sở Y tế trong vòng 7 ngày qua cho thấy số bệnh nhân nhiễm Covid-19 nhập viện có xu hướng tăng lên, đặc biệt là số bệnh nhân thu dung điều trị mới. Mỗi ngày tỉnh có khoảng từ 50- 70 bệnh nhân được thu dung, điều trị mới. Tích lũy trong khoảng 2 tuần qua, số bệnh nhân đang điều trị trong toàn tỉnh là 538 bệnh nhân, trong đó có 46 bệnh nhân điều trị tại các tầng điều trị tuyến huyện, thị, thành phố. Đáng lo ngại hơn là hiện toàn tỉnh có 8 bệnh nhân nặng, nguy kịch cần thở oxy gồm 5 bệnh nhân thở oxy qua mask, oxy mũi và 3 bệnh nhân thở máy xâm lấn. Qua khảo sát, hầu hết các trường hợp chuyển nặng rơi vào nhóm chưa tiêm vắc xin ngừa Covid-19 mũi 3, mũi 4 và trẻ từ 5-12 tuổi chưa tiêm đủ các mũi vắc xin ngừa Covid-19. Số khác là những bệnh nhân có bệnh nền như béo phì, người cao tuổi suy thận, suy gan, ung thư… Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh: “Những người chưa tiêm chủng đủ các mũi vắc xin tăng cường dễ rơi vào nhóm chuyển nặng nên cần sớm tiêm thêm các mũi vắc xin để bảo đảm phòng dịch bệnh hiệu quả. Có 2 nguyên nhân chính khiến số lượng bệnh nhân Covid-19 nhập viện gia tăng. Một là đa phần những bệnh nhân này thời gian tiêm vắc xin ngừa Covid-19 đã hơn 6 tháng, miễn dịch do vắc xin đã giảm nên nguy cơ mắc cao hơn. Nguyên nhân thứ hai là do biến chủng mới BA.4, BA.5 có tốc độ lây lan nhanh, khiến người bệnh dễ mắc Covid-19 hơn. Do vậy, những đối tượng người trên 50 tuổi, có bệnh nền (suy gan, thận, ung thư, HIV…), béo phì… nên tiêm mũi 4 vắc xin ngừa Covid-19 để bảo vệ bản thân trước diễn biến khó lường của dịch bệnh với các biến thể biến đổi không ngừng”. Nhận định về tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, bác sĩ Huỳnh Minh Chín, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: “Hiện biến thể phụ BA.4, BA.5 đã được ghi nhận tại tỉnh. Biến thể phụ BA.5 có mức độ lây lan nhanh và sẽ từng bước trở thành biến thể chủ đạo, thay thế các biến thể phụ trước đó. Ngành y tế lo ngại làn sóng dịch bệnh mới có khả năng xuất hiện tại tỉnh sau kỳ nghỉ lễ 2-9, đặc biệt là sau khi học sinh các cấp nhập học. Nguyên nhân là do tỷ lệ bao phủ vắc xin ngừa Covid-19 mũi 2 ở nhóm trẻ từ 5-11 tuổi và mũi 3 của trẻ 12- 17 tuổi đạt tỷ lệ thấp” . Vừa phòng dịch bệnh vừa đẩy mạnh khám, chữa bệnh Theo thống kê, hầu hết các bệnh nhân Covid-19 nhập viện đều tiêm 2-3 mũi vắc xin ngừa Covid-19, chưa có người bệnh nào tiêm mũi 4 và số khác là trẻ em chưa tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ liều. Trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 tăng cao, dịp nghỉ lễ 2-9 kéo dài 4 ngày, bác sĩ Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khuyến cáo người dân trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt thông điệp “2K+ vắc xin, thuốc, điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác”. Theo bác sĩ Chung, bên cạnh việc ngành y tế duy trì các biện pháp ứng phó thì tiêm vắc xin ngừa Covid-19 vẫn là giải pháp quan trọng, tạo miễn dịch cộng đồng, ngăn chặn dịch bệnh bùng phát trở lại. Bàn về các phương án chủ động ứng phó tình hình dịch bệnh, bác sĩ Trần Văn Chung cho biết thêm: “Hiện nay các đơn vị y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh đang tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tại cộng đồng. Đặc biệt, trung tâm chú trọng khâu tổ chức phân loại các trường hợp cách ly, giám sát y tế; tăng cường đội ngũ lấy mẫu xét nghiệm, nâng cao năng lực giám sát, xét nghiệm, đáp ứng nhanh khi có tình huống dịch bệnh xảy ra”. Trong khi đó, dịp nghỉ lễ 2-9, các bệnh viện, các đơn vị y tế bảo đảm chế độ trực 24/24 giờ, không để sai sót chuyên môn ở các ca trực, bố trí trực chuyên môn 4 cấp (lãnh đạo, chuyên môn - xử lý đường dây nóng, tự vệ, trực báo dịch bệnh). Ngoài ra, Sở Y tế cũng chỉ đạo các đơn vị phải dự trữ đủ thuốc, máu, dịch truyền và các phương tiện, trang thiết bị cần thiết phục vụ cấp cứu, khám chữa bệnh, đặc biệt là cấp cứu tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm. Tất cả người bệnh cấp cứu vào các cơ sở y tế phải được khám và điều trị kịp thời, tuyệt đối không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ. Trong trường hợp người bệnh đi trái tuyến, trái chuyên khoa, cơ sở y tế cần xử lý cấp cứu ban đầu ổn định, giải thích đầy đủ cho người bệnh, người nhà người bệnh trước khi chuyển cơ sở y tế khác.
HOÀNG LINH |