【kqbd u19 đức】Sẽ thực hiện một số giải pháp để kiểm soát rủi ro đầu tư trái phiếu của ngân hàng
Tập trung tháo gỡ vướng mắc đối với tín dụng,ẽthựchiệnmộtsốgiảiphápđểkiểmsoátrủirođầutưtráiphiếucủangânhàkqbd u19 đức thị trường trái phiếu doanh nghiệp | |
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp bước vào giai đoạn phát triển mới | |
Quản lý, phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp phù hợp thông lệ quốc tế |
NHNN cho biết sẽ thực hiện một số giải pháp để kiểm soát, hạn chế rủi ro với đầu tư TPDN của các tổ chức tín dụng. Ảnh: Internet |
NHNN vừa có văn bản trả lời cử tri TP Hà Nội về thanh tra, kiểm tra các ngân hàng trong phát hành, tư vấn và bảo lãnh phát hành TPDN. Văn bản này được NHNN phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện.
Cụ thể, NHNN cho biết, năm 2022, thanh tra, giám sát ngành ngân hàng đã triển khai 1.420 cuộc thanh tra, kiểm tra, trong đó 1.034 cuộc theo kế hoạch và 385 cuộc thanh kiểm tra đột xuất.
Riêng với hoạt động đầu tư TPDN của các tổ chức tín dụng, NHNN thông tin đã thanh tra đột xuất và có kết luận thanh tra tại 11 tổ chức tín dụng. Trên cơ sở kết quả thanh tra, cơ quan quản lý tiền tệ đã ban hành một số quyết định xử phạt vi phạm hành chính với các ngân hàng có hành vi vi phạm.
Theo NHNN, kết quả thanh tra và các biện pháp xử lý liên quan góp phần phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm và các rủi ro có nguy cơ gây mất an toàn trong hoạt động, đảm bảo việc chấp hành các quy định pháp luật trong đầu tư TPDN.
Về quy định trong phát hành TPDN, nội dung tại văn bản này cho biết, có 2 hình thức chào bán TPDN là chào bán ra công chúng và chào bán riêng lẻ. Khung khổ pháp lý đối với vấn đề này đã được ban hành đồng bộ và quy định chặt chẽ từ cấp Luật, Nghị định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn.
Về quy định trong đầu tư TPDN của các tổ chức tín dụng, NHNN cho hay, đã ban hành nhiều quy định nhằm tạo hành lang pháp lý an toàn để kiểm soát hoạt động này. Chẳng hạn, quy định về trường hợp không được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng (gồm cả đầu tư TPDN). Hoạt động mua, đầu tư TPDN được tính vào dư nợ tín dụng của một khách hàng và người có liên quan khi xác định giới hạn cấp tín dụng.
Ngoài ra, NHNN cũng đã đưa ra quy định tổ chức tín dụng mua, bán TPDN phải có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chỉ được mua khi có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. Tổ chức tín dụng không được mua TPDN phát hành có mục đích cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp, tăng quy mô vốn, góp vốn… Ngược lại, ngân hàng không được bán TPDN cho công ty con của chính mình...
NHNN cũng cho biết đã chỉ thị cơ quan thanh tra giám sát trong năm nay phải thanh tra có trọng điểm, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về tiền tệ, ngân hàng, cơ cấu lại, xử lý nợ xấu... Ngoài ra, Thanh tra NHNN sẽ cảnh báo kịp thời, xử lý các vi phạm trong cấp tín dụng của các ngân hàng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, hạch toán lãi dự thu; cũng như giám sát các lĩnh vực hiệu quả kinh doanh thấp nhưng tăng trưởng tín dụng cao.
NHNN khẳng định sẽ xử lý nghiêm các ngân hàng để xảy ra các vi phạm đã cảnh báo, ngân hàng chậm khắc phục sai phạm. Bên cạnh đó, NHNN sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế về hoạt động thanh tra theo hướng chặt chẽ và phù hợp chuẩn mực quốc tế.
NHNN cho biết thời gian tới sẽ thực hiện một số giải pháp để kiểm soát, hạn chế rủi ro với đầu tư TPDN của các tổ chức tín dụng như rà soát, hoàn thiện các quy định theo hướng nâng cao yêu cầu, chuẩn mực quản trị của các tổ chức tín dụng khi đầu tư, nắm giữ trái phiếu.
Đồng thời, NHNN sẽ phối hợp với Bộ Tài chính hoàn thiện khung khổ pháp lý về TPDN để khắc phục bất cập, hạn chế, tạo khung khổ cho thị trường TPDN phát triển lành mạnh, trong đó có quy định bắt buộc xếp hạng tín nhiệm đối với TPDN phát hành ra công chúng và phát hành riêng lẻ theo lộ trình.
NHNN cũng tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính và các bộ, ngành đẩy mạnh thực hiện các giải pháp cơ cấu lại và phát triển bền vững các phân đoạn thị trường tài chính, trong đó có thị trường TPDN để thúc đẩy thị trường này trở thành kênh huy động vốn trung dài hạn chính của nền kinh tế.
Hiện danh tính 11 ngân hàng bị thanh tra về hoạt động đầu tư TPDN không được cơ quan quản lý tiền tệ tiết lộ. Theo báo cáo tài chính, tính tới cuối năm 2022, các ngân hàng thương mại cổ phần đang nắm giữ gần 190.000 tỷ đồng TPDN. Trong đó, 5 ngân hàng nắm giữ TPDN nhiều nhất là MB, Techcombank, VPBank, TPBank, SHB. MB, trong đó, VPBank là ngân hàng có mức tăng trưởng đầu tư TPDN lớn nhất năm 2022 với mức tăng 18%.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Cử tri kiến nghị mở rộng quốc lộ, Bộ GTVT chưa bố trí được vốn
- ·Thu giữ 200 bộ kit test nhanh Covid
- ·Cuộc đua lãi suất ngày càng tăng nhiệt
- ·38 bệnh viện Trung ương chấp nhận kết quả xét nghiệm của nhau
- ·Quán cơm 2.000 Vườn Xoài: Điểm tựa cho phận đời khó khăn
- ·Ngân hàng Nhà nước: Nhiều công cụ để hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng
- ·Ông Obama cảnh báo Tổng thống Biden về cuộc tái đấu với ông Trump
- ·Thẻ HDBank Petrolimex “4 trong 1” nổi bật giữa xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt
- ·Trong năm 2024 trung bình mỗi tháng có 6.348 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
- ·Bệnh viện Mắt Huế: Số lượt điều trị bảo hiểm nội trú tăng 120,34%
- ·Hợp tác công tư PPP phát triển hạ tầng: Cách nào hấp dẫn nhà đầu tư?
- ·Hội nghị Siêu âm toàn quốc lần thứ nhất
- ·Giá vàng hôm nay (14/10): Giá vàng thế giới giảm nhẹ
- ·Giá nông sản hôm nay ngày 12/5: Giá sầu riêng cao nhất Tây Nam bộ, lúa tươi tại Hà Tĩnh được giá
- ·Người trẻ chuộng thức ăn nhanh
- ·Tọa đàm “Như trái tim từ mẫu”
- ·Nhiều binh sĩ Syria thương vong sau đòn không kích của Israel
- ·Chủ tịch Quốc hội: Thực phẩm bẩn khiến cuộc sống không yên bình
- ·SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt mức 15% trong năm 2025
- ·Bộ Y tế bãi bỏ khái niệm “sữa tiệt trùng”