【trận đấu lorient】Ngành Tài chính quyết liệt phòng chống tham nhũng
Không riêng ngành Thuế, hoạt động quản lý tài chính, ngân sách là những lĩnh vực nhạy cảm, nên lãnh đạo Bộ Tài chính luôn coi trọng và quyết liệt chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng trong nội bộ ngành.
Thực hiện nghiêm quy định để trong sạch nội ngành
Bộ Tài chính là cơ quan quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực với số lượng cán bộ, công chức lớn, nhiều đơn vị có hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương, nhiều bộ phận cán bộ, công chức trong công việc thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với người dân và doanh nghiệp. Ngoài việc thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ Tài chính luôn tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống tham nhũng theo quy định của luật, nhất là công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ; kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản thu nhập của cán bộ, công chức; cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuế, hải quan; chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức...
Thời gian qua, Bộ Tài chính đã thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị như: Thuế, hải quan, công tác tổ chức cán bộ; mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công; dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm; công khai số liệu về nợ công, công tác thanh tra, kiểm tra… trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính và các hình thức công khai khác theo quy định của Luật Phòng chống tham nhũng. Công tác cải cách, hiện đại hóa trong quản lý thuế, hải quan được đẩy mạnh thời gian qua cũng nhằm mục đích tạo thuận lợi tối đa, giảm thời gian nộp thuế, giảm chi phí giao dịch hành chính cho doanh nghiệp, đồng thời hạn chế tiếp xúc với cán bộ thực thi công vụ, phòng chống nhũng nhiễu, tiêu cực có thể xảy ra.
Bộ Tài chính cũng đã rà soát, bổ sung, sửa đổi, ban hành mới các định mức, tiêu chuẩn trong phạm vi chức năng quản lý nhà nước của mình; hoàn thiện các quy chế đảm bảo thực hiện nghiêm, đầy đủ các quy định của Nhà nước trong quản lý sử dụng ngân sách nhà nước, quản lý mua sắm sử dụng tài sản công, công tác đầu tư xây dựng cơ bản, chế độ hội họp, chi tiêu nội bộ nhằm ngăn chặn, phòng ngừa và chống tham nhũng trong hoạt động quản lý tài chính ngân sách và quản lý nội ngành.
Xử lý trách nhiệm người đứng đầu
Thời gian qua, Bộ Tài chính đã thực hiện nghiêm việc xem xét, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
Một số trường hợp người đứng đầu đơn vị bị kết luận thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng, đã bị xử lý theo quy định. Trong báo cáo mới đây của Bộ Tài chính cho thấy, có 9 trường hợp là lãnh đạo chi cục và cấp đội bị xử lý kỷ luật khiển trách; 5 trường hợp là lãnh đạo cấp cục, chi cục và cấp đội bị xử lý cảnh cáo khi để xảy ra sai phạm ở đơn vị mình. Cùng với đó, ngành Tài chính đã thực hiện nghiêm việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức nhằm phòng ngừa tham nhũng. Trong năm 2017, các đơn vị của Bộ Tài chính thực hiện luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác đối với 7.005 người (Tổng cục Hải quan 1.835 người; Tổng cục Thuế 4.089 người, Kho bạc Nhà nước 1.016 người...).
Trong năm 2017, các cơ quan, tổ chức của Bộ Tài chính đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức tại 630 đơn vị (Tổng cục Thuế 355 cuộc; Tổng cục Hải quan: 173 cuộc; Kho bạc Nhà nước: 102 cuộc). Số cán bộ, công chức, viên chức bị phát hiện vi phạm quy định quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức, nghề nghiệp là 3 người. Kết quả trên đã góp phần kịp thời phát hiện, chấn chỉnh công tác kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ, công chức. Hầu hết cán bộ, công chức ngành Tài chính nghiêm túc chấp hành quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong thực thi công vụ, nhiệm vụ, không có thái độ cửa quyền, hách dịch, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có liên quan.
Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý tài chính đảm bảo chặt chẽ, công khai, minh bạch đáp ứng yêu cầu phòng chống tham nhũng, lãng phí. Nhất là các định mức, tiêu chuẩn, chế độ về quản lý, sử dụng NSNN, quản lý sử dụng đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ, tài chính doanh nghiệp...; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác phòng chống tham nhũng gắn với kế hoạch thanh tra, kiểm tra nội bộ.
Bộ Tài chính cũng sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, điều tra, thanh tra tài chính trong các lĩnh vực như quản lý ngân sách nhà nước, quản lý tài sản công, đầu tư xây dựng, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, thuế, hải quan...; đặc biệt chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra trong nội bộ ngành Tài chính, nhằm ngăn chặn và phòng ngừa các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi quản lý của từng đơn vị; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi tiêu cực, tham nhũng.
Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ của ngành Thuế vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định, Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Tài chính xác định năm 2018 là năm kỷ luật kỷ cương tài chính. Theo đó sẽ chấn chỉnh, siết chặt kỷ luật kỷ cương trong thực thi công vụ, đẩy mạnh kiểm tra kiểm soát nội bộ, xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm của cán bộ công chức.
Minh Anh
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/604e799144.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。