您的当前位置:首页 > La liga > 【kq empoli】Công khai, minh bạch, hạn chế “quân xanh 正文

【kq empoli】Công khai, minh bạch, hạn chế “quân xanh

时间:2025-01-10 19:26:17 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

Sửa Luật Đấu giá tài sản: Đề xuất nâng mức đặt cọc tối thiểu trong đấu giá đất Đấu giá tài sản công kq empoli

Sửa Luật Đấu giá tài sản: Đề xuất nâng mức đặt cọc tối thiểu trong đấu giá đất Đấu giá tài sản công khó vì xác định giá sàn cao Đề nghị phạt số tiền lớn với hành vi đấu giá cao rồi bỏ cọc

Coi đấu giá tài sản là nghề chuyên nghiệp

Tại phiên họp,ôngkhaiminhbạchhạnchếquâkq empoli Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu liên quan đến Luật Đấu giá tài sản

Công khai, minh bạch, hạn chế “quân xanh - quân đỏ” trong đấu giá tài sản
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long báo cáo giải trình tại Quốc hội.

Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, đã có 131 ý kiến thảo luận tại tổ và hội trường đều hầu hết nhất trí với việc sửa đổi luật nhằm giải quyết những vấn đề mới phát sinh trên thực tế như: liệt kê tài sản bảo đảm, trình tự thủ tục rút gọn, chế tài với người trúng đấu giá mà bỏ, đấu giá để cho thuê tài sản… Bộ trưởng cho biết sẽ nghiên cứu, tiếp thu kỹ lưỡng các ý kiến đại biểu Quốc hội nêu.

Theo Bộ trưởng Lê Thành Long, Chính phủ đặt vấn đề sửa đổi luật lần này trong bối cảnh pháp luật đấu giá hiện hành đang hoạt động bình thường.

Qua tổng kết thi hành, 5 năm qua đấu giá khoảng 200.000 cuộc đấu giá với trên 90% là tài sản công, trong khi thông lệ quốc tế chủ yếu là đấu giá tài sản tư. Số liệu hiện hành cho thấy, đấu giá đang hoạt động bình thường.

“Trong lần sửa đổi này nhằm cập nhật các quy định của pháp luật hiện hành, bổ sung quy trình bán đấu giá, đặc biệt đối với tài sản đặc thù như hạ tầng giao thông vận tải, quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản, tần số vô tuyến điện. Thực tế phát sinh một số vấn đề thực tế cần phải được xử lý, hướng đến coi đấu giá là nghề chuyên nghiệp trong bối cảnh kinh tế thị trường” - Bộ trưởng Bộ Tư pháp nói.

Cũng theo Bộ trưởng Lê Thành Long, về trình tự thủ tục nhằm hạn chế thông đồng, dìm giá, quân xanh – quân đỏ, thì dự thảo cố gắng công khai, minh bạch các quy trình thủ tục, kéo dài thời hạn cần thiết, quy định chặt chẽ hơn về hồ sơ, quy trình xét duyệt… và các quy định về điều kiện tham gia đấu giá, tiền đặt trước theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế. Luật Đấu giá là luật hình thức, còn các quy định về giá khởi điểm hay xử lý thì tuân theo pháp luật chuyên ngành.

Về chế tài với người bỏ cọc “sẽ nghiên cứu làm sâu sắc hơn nữa, góp ý hoàn thiện các quy định chuyên ngành” - Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết. Cũng theo Bộ trưởng, để thực hiện ngay tình thì còn nhiều yếu tố liên quan, từ quy định chặt chẽ của pháp luật còn có đạo đức kinh doanh, đạo đức hành nghề, trách nhiệm người quản lý. Bên cạnh đó, ban soạn thảo đề xuất quy định theo hướng cố gắng nâng tính chuyên nghiệp của tổ chức hành nghề và các đấu giá viên.

Còn tình trạng thông đồng, khống chế giá, dìm giá

Đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông) nhất trí cao về sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, nhằm tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; khắc phục những tồn tại, bất cập của hoạt động đấu giá tài sản để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Công khai, minh bạch, hạn chế “quân xanh - quân đỏ” trong đấu giá tài sản
Đại biểu Dương Khắc Mai: Hiện nay, trong hoạt động đấu giá còn tình trạng “quân xanh, quân đỏ”.

Theo đại biểu Dương Khắc Mai, hiện nay, trong hoạt động đấu giá còn những bất cập, tiêu cực như: Tình trạng “quân xanh, quân đỏ”, thông đồng, khống chế giá; còn tình trạng thông đồng giữa người có tài sản đấu giá và tổ chức bán đấu giá; quy định về áp dụng hình thức đấu giá trực tuyến còn một số hạn chế, bất cập…

Do đó, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát để thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong xử lý tài sản công, không để sơ hở, bất cập để các đối tượng tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực đấu giá tài sản.

Đồng thời, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu, quy định chặt chẽ về quyền và trách nhiệm của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá tài sản, đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản; quy định cụ thể về việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động đấu giá tài sản, đặc biệt là đấu giá tài sản thuộc quyền sử hữu của Nhà nước; đối với tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước có mức giá khởi điểm trên 500 triệu đồng, buộc phải tiến hành đấu giá theo hình thức trực tuyến.

Đối với tài sản thi hành án, đại biểu cho rằng, đây là tài sản đặc thù, mặt khác chấp hành viên chỉ là người có quyền đưa tài sản ra đấu giá theo quy định của pháp luật (không phải là người sử dụng, người sở hữu tài sản). Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu có những quy định riêng cho phù hợp với các quy định về thi hành án cũng như bảo đảm tốt quyền lợi của người sở hữu, sử dụng tài sản.

Đại biểu Phạm Đức Ấn (TP. Hà Nội) cho rằng, trong báo cáo của Chính phủ và Bộ Tư pháp đã đề cập đến vấn đề tiêu cực phát sinh trong quá hình thực hiện đấu giá, như tình trạng đấu giá viên vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp bị xử lý hành chính và hình sự.

Đại biểu nhận định, tình trạng thông thầu, thông đồng, “quân xanh, quân đỏ”, cò mồi, đe dọa cưỡng ép xảy ra khá tinh vi có xu hướng ngày càng phức tạp. Do vậy, khi sửa đổi luật, cần có các quy định chặt chẽ, công khai, minh bạch để phòng ngừa những hành vi này.

Đại biểu cũng nêu tình trạng ép giá, kiến nghị về việc đấu giá làm kéo dài thời gian hoàn thiện được các thủ tục để mua tài sản đó. Vì vậy, cần có những giải pháp để xử lý vấn đề này, trong đó thời gian xem xét tài sản 2 ngày cần được tăng thêm ít nhất 3 ngày.

Đại biểu cho rằng, cần nâng cao trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc thu thập, thống kê thông tin của các tổ chức tham gia đấu giá để phát hiện những bất thường, phối hợp với Bộ Công an điều tra, xử lý./.

Tăng số tiền đặt cọc lên con số lớn, tránh tình trạng cò tham gia đấu giá trục lợi

Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương), đại biểu đồng tình với việc tăng số tiền đặt cọc lên tối thiểu 20% như nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị. “Để hoạt động đấu giá tài sản đạt hiệu quả tốt nhất, tăng số tiền đặt cọc lên con số lớn để tránh tình trạng đối tượng cò tham gia đấu giá để trục lợi, nhất là đấu giá đất. Tôi cũng rất nhất trí với các đại biểu phát biểu trước tôi, hiện nay dự thảo luật đang quy định số tiền là từ 5 – 10% giá trị tài sản, tuy nhiên tôi đề nghị tăng số này lên tối thiểu là 20% như nhiều đại biểu trước đề nghị” - đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nói.

Lý giải điều này, theo nữ đại biểu, bởi vì con số tối đa thì giao quyền cho các địa phương căn cứ vào đặc điểm tình hình để xác định nhưng không thấp hơn 20%. Như vậy, những người có nhu cầu thực sự sẽ tham gia, còn các đối tượng cò sẽ bị hạn chế tham gia do số tiền đặt cọc lớn.

Đại biểu Phạm Văn Thịnh (Bắc Giang) đề xuất ban soạn thảo nghiên cứu kỹ quy định về xác định tiền đặt trước khi đấu giá tiền sử dụng đất để cho thuê đất, thu tiền thuê đất hàng năm.

Về tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét đối với trường hợp xác định tiền đặt trước khi đấu giá tiền sử dụng đất để cho thuê đất, thu tiền thuê đất hàng năm. Nếu xác định tiền thuê đất nộp một năm thì giá trị rất thấp so với giá trị của lô đất, nên tiền đặt trước được tính tối đa 20% giá trị thuê đất một năm không có nhiều ý nghĩa ràng buộc.