【7m.cn trực tuyến】Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Hãy thử mở đường dây nóng về thiếu thuốc
Nhiều tháng qua,ácsĩTrươngHữuKhanhHãythửmởđườngdâynóngvềthiếuthuố7m.cn trực tuyến người bệnh BHYT phải cầm đơn ra bên ngoài bệnh viện mua thuốc. Chỉ cách một chiếc cổng, nhưng phía bên trong, thuốc đã cạn. Có nơi, người bệnh phải mua từng chiếc kim luồn, ống thông... theo yêu cầu của bác sĩ.
Số liệu mới nhất của Bộ Y tế cho thấy, có 28/34 Sở Y tế và 12/21 bệnh viện tuyến Trung ương báo cáo có tình trạng thiếu thuốc; 26/34 Sở Y tế và 15/21 bệnh viện tuyến Trung ương báo cáo thiếu vật tư tiêu hao, hóa chất; 14/34 Sở Y tế và 8/21 bệnh viện tuyến Trung ương báo cáo thiếu trang thiết bị y tế chuyên sâu.
Chứng kiến thời điểm khủng hoảng của ngành y tế, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho rằng, đây là lần đầu tiên, thiếu thuốc, vật tư y tế xảy ra trên diện rộng.
Trước đây, thiếu thuốc chỉ xảy ra cục bộ, với một số loại thuốc, tại một số bệnh viện. Nếu bệnh viện thiếu thì bên ngoài cũng không có thuốc, vì nguồn cung ứng bị đứt, công ty không nhập về hoặc ngưng sản xuất.
"Thế nhưng hiện nay, bệnh viện công thiếu thuốc BHYT nhưng các cửa hàng bên ngoài hoặc bệnh viện tư nhân vẫn đầy đủ. Rất lạ!”, ông nói.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho rằng, thực trạng này không phải vì không có tiền, đứt hàng hay không sản xuất được, mà là vấn đề sợ đấu thầu, không dám mua thuốc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân Bộ Y tế đề cập nhiều lần.
Theo Bộ Y tế, nguyên nhân chủ quan của tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế là do có tâm lý lo ngại, sợ sai, sợ thanh tra, kiểm tra, không dám làm, không dám mua sắm của một số địa phương và đơn vị. Một số địa phương giao cho các đơn vị chủ động tự đấu thầu, thay vì đấu thầu tập trung như trước, tuy nhiên các đơn vị vẫn lúng túng hoặc e ngại trong tổ chức thực hiện.