Một phần của sức mạnh kinh tế đó sẽ tồn tại cho đến thời hạn Brexit vào tháng tới,âuÁcóthểhọcđượcgìtừsoi kèo cộng hòa séc ngay cả khi Thủ tướng Anh Theresa May có thể tránh được thảm họa "không thỏa thuận" - rời khỏi EU mà không có thỏa thuận điều chỉnh sự ra đi của Anh hoặc mối quan hệ tương lai với khối liên minh.
Brexit đưa ra các cảnh báo rõ ràng vượt ra ngoài một cường quốc. Đối với nhiều nhà phê bình học thuyết về phương tây, Brexit đã minh họa cho sự yếu kém của các hệ thống tự do của chính phủ. Nếu nước Anh thực sự sụp đổ vào ngày 29 tháng 3 mà không có thỏa thuận, những nhà phê bình đó có lẽ đã đúng. Tuy nhiên, Brexit là hậu quả của một điều mà nhiều nhà lãnh đạo châu Á nói rằng họ muốn nhiều hơn - cụ thể là hội nhập chặt chẽ hơn trong khu vực của họ. Và ở đây, hành trình châu Âu của Anh, cả trong những thành công ban đầu và thất bại cuối cùng, đều mang đến những bài học hữu ích cho tương lai lâu dài của châu Á.
Nhiều người có thể không đồng ý về việc liệu kết quả trưng cầu dân ý ở EU của Anh có bị chi phối nhiều hơn bởi xung đột kinh tế hoặc văn hóa hay không. Một mặt, các lợi ích từ nhiều thập kỷ toàn cầu hóa được chia sẻ không đồng đều. Mặt khác, di cư gia tăng đã gây ra một phản ứng dữ dội của công chúng. Tuy nhiên, cả hai yếu tố này là kết quả của quyết định về mối quan hệ của Anh với châu Âu. Giống như cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra, Brexit là sự mất cân bằng - cụ thể là sự lộn xộn của hàng thập kỷ kinh tế kết hợp với nhau trước phản ứng giận dữ của người dân.
Châu Á bắt đầu từ một vị trí khác. Là một khu vực, châu Á được hội nhập nhiều hơn so với suy nghĩ của nhiều người. Trong năm 2017, một kỷ lục 58% thương mại châu Á đã diễn ra giữa các quốc gia trong khu vực, theo Ngân hàng Phát triển châu Á. Điều này đặt châu Á trước Bắc Mỹ và không thua xa tỷ lệ 64% của châu Âu. Tuy nhiên, trong bức tranh đó vẫn có sự không đồng đều, Nam và Trung Á ít kết nối với nhau hơn so với phía đông thịnh vượng. Đầu tư và con người bị hạn chế hơn hàng hóa. Các quy định kinh doanh khó khăn, các hàng rào phi thuế quan và cơ sở hạ tầng ọp ẹp ngăn cản các liên kết khu vực. Khi cuộc chiến thương mại xảy ra, cho thấy các quốc gia xuất khẩu sôi động của châu Á thường liên kết chặt chẽ với các quốc gia ở phía tây hơn so với các quốc gia khác.
Vì lý do này, hội nhập chặt chẽ hơn từ lâu đã trở thành mục tiêu của giới thượng lưu châu Á, giống như ở châu Âu trước khi ra mắt thị trường chung châu Âu vào năm 1993. Và hội nhập lớn hơn thực sự có thể tạo ra lợi ích lớn. Cả hai Hiệp định Đối tác tiến bộ và toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã hoàn thành gần đây và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đang diễn ra, đều nhằm mục đích thúc đẩy quá trình này. Theo cách riêng của mình, Sáng kiến Vành đai và con đường (BRI) của Trung Quốc cũng vì mục đích như vậy. Những “giấc mơ” về mối quan hệ gần gũi hơn thường có vẻ xa vời, nhất là khi các cuộc đàm phán về các thỏa thuận như RCEP kéo dài. Điều tương tự cũng đúng đối với Cộng đồng kinh tế ASEAN có tiếng vang lớn, đã được hình thành năm 2015. Dù nhìn theo cách nào, trong thời gian trước mắt, châu Á khó có thể phát triển phong trào theo kiểu EU dù trong lưu chuyển tự do hàng hóa hay con người.
Tuy nhiên, tăng trưởng trong vài thập kỷ tới sẽ dẫn đến mối quan hệ khu vực gần gũi hơn, đặc biệt là khi nhiều quốc gia châu Á đang trở thành nền kinh tế tiêu dùng hơn là các cường quốc xuất khẩu. Và ở đây Brexit cho thấy ba hiểm họa tiềm ẩn cần phải khắc phục - đầu tiên là sự hội nhập đó phải được cân bằng về chính trị. Phần lớn sự tức giận trong cuộc trưng cầu dân ý của Anh tập trung vào sức mạnh của Brussels, khi các cử tri được khuyến khích "lấy lại quyền kiểm soát". Những người ủng hộ hội nhập châu Á gần gũi hơn sẽ đối mặt với một thách thức khác, đó là quản lý tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh. Sự gia tăng gần đây trong thương mại của khu vực châu Á chủ yếu xuất phát từ ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, hiện là đối tác thương mại lớn nhất của hầu hết các nền kinh tế châu Á. Hội nhập trong tương lai sẽ được thúc đẩy bởi đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc, và được tạo điều kiện bởi các thỏa thuận như RCEP, trong đó Trung Quốc chiếm ưu thế. Phản ứng dữ dội gần đây chống lại Sáng kiến Vành đai và Con đường ở các quốc gia như Malaysia và Myanmar chỉ như một chút “gia vị” nhỏ của chính trị mà hội nhập có thể mang lại.
Thứ hai, Brexit cho thấy việc quản lý hội nhập trong các quốc gia cũng như giữa các quốc gia khó khăn như thế nào. Những lợi ích của việc hội nhập, dù rất lớn, thì cũng hiếm khi được chia sẻ một cách công bằng. Do đó, các nước châu Á cần suy nghĩ cẩn thận về cách tránh kiểu phản ứng dân túy chống lại hội nhập mà hiện nay đang làm tê liệt chính trị ở cả Anh và Mỹ.
Thứ ba, và cấp bách nhất, Brexit minh họa mức độ khó để quay lại hội nhập một khi đã bắt đầu. Dù thành công hay không, thỏa thuận Brexit do Thủ tướng Anh đề xuất là một nỗ lực để quản lý quá trình rời khỏi liên minh một cách “vụng về” này bằng cách giảm thiểu sự gián đoạn đối với các chuỗi cung ứng khu vực có giá trị trong các lĩnh vực như sản xuất ô tô. Thậm chí điều này khó có thể thành công, như thể hiện trong quyết định gần đây của cả Nissan Motor về việc hủy bỏ kế hoạch xây dựng mẫu X-Trail tại Anh, và rằng Honda Motor đang có kế hoạch đóng cửa một trong những nhà máy của hãng này tại Anh. Những nỗ lực của Tổng thống Mỹ Donald Trump năm ngoái để viết lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ cho thấy một mô hình tương tự. Ông Trump cuối cùng đã nhận ra rằng những thay đổi lớn đối với NAFTA sẽ phá vỡ các ngành công nghiệp sản xuất của Mỹ và thay vào đó giải quyết các sửa đổi nhỏ.
Đối mặt với ba thách thức cơ bản này, cách tiếp cận hội nhập dần dần của châu Á có thể chứng tỏ là một lợi thế, tránh một số vấn đề đặt ra cho phương pháp xây dựng các thể chế chung mới của châu Âu và thúc đẩy tầm nhìn chính trị lớn.