【tỷ số bóng đá úc】Hải quan tiên phong thực hiện và áp dụng quản lý rủi ro
作者:Cúp C2 来源:Cúp C1 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 11:06:21 评论数:
Quản lý rủi ro nên được áp dụng ở nhiều lĩnh vực | |
Ứng dụng hệ thống thông minh để quản lý rủi ro hải quan |
Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương. |
Bà đánh giá như thế nào về những kết quả đạt được sau 5 năm triển khai dự án trong việc tạo hiệu ứng lan tỏa đối với công tác cải cách thủ tục hành chính tại Việt Nam?
Khi Dự án TFP triển khai đã đặt ra mục tiêu tạo sự đột phá cho hoạt động kiểm tra chuyên ngành nói chung và công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực hải quan nói riêng. Tham vọng hơn của dự án là hướng đến sự kết nối chia sẻ dữ liệu với các bộ quản lý chuyên ngành trong thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa. Trong đó bao gồm cả thủ tục hải quan và các thủ tục kiểm tra chuyên ngành của các bộ, ngành liên quan.
Theo đó, sau 5 năm đi vào triển khai thực hiện, hiệu quả dễ thấy nhất mà TFP mang lại chính là hiệu ứng của việc áp dụng khoa học, công nghệ thông tin (CNTT) vào quá trình quản lý. Đưa ra một con số cụ thể để đánh giá kết quả đạt được của dự án thật sự không dễ dàng. Tuy nhiên, kết quả thấy rõ là sự nỗ lực vượt bậc trong cải cách thủ tục hành chính của cơ quan Hải quan kể từ khi tham gia dự án. Trong đó, thể hiện rõ nhất hệ thống CNTT được áp dụng mạnh mẽ nhằm đơn giản thủ tục hải quan, tạo điều kiện tối đa cho DN, cũng như áp dụng quản lý rủi ro một cách triệt để trong tất cả các khâu nghiệp vụ.
Tôi thấy rằng, chặng đường 5 năm triển khai TFP, kết quả được đánh giá cao phải kể đến là vai trò, nỗ lực của cơ quan Hải quan. Ngoài ra, những thay đổi trong lĩnh vực hải quan là bài học kinh nghiệm, tạo áp lực cho các bộ, ngành trong việc thay đổi mô hình quản lý nội tại, trong đó có việc ứng dụng CNTT và áp dụng mô hình quản lý rủi ro. Sự nỗ lực của cơ quan Hải quan được xem là hiệu ứng lan tỏa cũng như tác động lớn và có tính chất lâu dài, mang yếu tố bền vững.
Ngoài hiệu quả từ công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, một điểm nổi bật khác mà TFP mang lại đó là sự kết nối giữa cộng đồng DN và các cơ quan quản lý. Dự án TFP đã đi từ thực tiễn, hơi thở cuộc sống để thúc đẩy sự chia sẻ từ DN, đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật. Có thể nói đây là một trong những điểm nổi bật mà TFP đã thực hiện một cách thành công. Bởi thông qua Dự án TFP, sự kết nối vững chắc từ phía DN với các cơ quan quản lý nhà nước đã có sự hài hòa, nhịp nhàng từ các bên.
Theo bà, vai trò của Tổng cục Hải quan cũng như hiệu quả từ công tác cải cách trong lĩnh vực hải quan của Dự án TFP như thế nào?
Tại dự án, Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối và cụ thể Tổng cục Hải quan là cơ quan chủ trì trực tiếp triển khai thực hiện các hoạt động. Để tạo nên thành công của dự án thì sự chủ động phối hợp chặt chẽ của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan với đơn vị tài trợ dự án và các bên liên quan là vô cùng quan trọng.
Kết quả dự án mang lại cho thấy sự quan tâm đặc biệt từ phía lãnh đạo Tổng cục Hải quan trong công tác chỉ đạo, điều hành sát sao, thậm chí tạo áp lực lớn hơn cả sự kỳ vọng lúc đầu mà dự án đặt ra.
Theo tôi, ở bất cứ lĩnh vực nào, muốn cải cách thành công thì sự quan tâm và chỉ đạo xuyên suốt từ người đứng đầu cơ quan thực thi là vai trò nòng cốt để đi đến thành công. Đối với Dự án TFP, dù còn nhiều vấn đề chúng ta chưa giải quyết được, nhưng ít nhất sự kết nối giữa các bên đã được thực hiện, đặc biệt, các bộ, ngành đã thể hiện mức độ coi trọng đối với những vấn đề mà cơ quan Hải quan nêu lên. Đây là một trong những điểm tích cực đánh giá vai trò của cơ quan Hải quan tại dự án này. Tôi cho rằng, sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục Hải quan trong việc kết nối các bộ, ngành, cộng đồng DN sẵn sàng hợp tác, tham gia, đóng góp để công tác xây dựng văn bản chính sách pháp luật ngày càng hoàn thiện thật sự có ý nghĩa lớn.
Việc áp dụng mô hình quản lý rủi ro trong quá trình triển khai dự án từ cơ quan Hải quan, theo bà, đây có thể được xem là những kinh nghiệm quý cho các bộ, ngành khác tham khảo, học tập không, thưa bà?
Tại Việt Nam, cho đến thời điểm này, Hải quan được đánh giá là ngành đi tiên phong trong công tác cải cách thủ tục hành chính, ngành đầu tiên thực hiện và áp dụng mô hình quản lý rủi ro trong quy trình nghiệp vụ.
Khi triển khai Dự án TFP, cơ quan Hải quan đã học hỏi kinh nghiệm quốc tế và đưa nhiều ý tưởng nhằm thể chế hóa việc quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm để tạo thuận lợi hơn cho hoạt động thông quan. Tuy nhiên, những nỗ lực trong hoạt động cải cách thật sự là một quá trình khó khăn, đòi hỏi phải được triển khai liên tục và cần sự tâm huyết rất nhiều từ phía các bộ, ngành.
Mặc dù hiện nay, nước ta nhiều bộ, ngành đã từng bước áp dụng mô hình quản lý rủi ro trong công tác quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm, tuy nhiên, cách thức và mức độ áp dụng khác nhau giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành chưa được đồng nhất. Do đó, việc cơ quan Hải quan tiên phong thực hiện và áp dụng quản lý rủi ro khi tham gia Dự án TFP được kỳ vọng sẽ là những bài học kinh nghiệm nhằm lan tỏa sang các bộ, ngành, lĩnh vực khác. Đặc biệt, sẽ là bài học, kinh nghiệm tốt để các bộ, ngành áp dụng trong lĩnh vực về quản lý chuyên ngành, chất lượng, an toàn thực phẩm.
Xin cảm ơn bà!