BĐS bán lẻ mặt phố đang trong tình trạng vắng khách thuê sau đại dịch. |
BĐS bán lẻ mặt phố,ơhộichophânkhúcbánlẻmặtphốsauđạidịtỉ lẹ kèo đặc biệt tại các khu vực kinh doanh sầm uất của Hà Nội đang trong tình trạng vắng khách thuê sau đại dịch.
Về nguyên nhân của tình trạng này, bà Hoàng Diệu Trang, Quản lý cấp cao, Dịch vụ cho thuê thương mại, Savills Hà Nội cho rằng, thực tế này là hệ quả của hai nguyên nhân chính.
Đó là, sự gián đoạn chuỗi cung ứng và sự tái cấu trúc hoạt động kinh doanh của chủ thuê. Những địa điểm có hoạt động kinh doanh nhộn nhịp như khu vực trung tâm Hà Nội, hồ Hoàn Kiếm và khu phố cổ, thường được biết đến với tình trạng luôn hiếm mặt bằng cho thuê và giá thuê tương đối cao. Tuy vậy, dịch bệnh Covid-19 đã khiến gần 50% số lượng khách thuê trả lại mặt bằng.
Hơn nữa, lệnh đóng cửa, kiểm soát biên giới của Trung Quốc đã gây ảnh hưởng nặng tới nguồn cung cấp hàng cho các hoạt động kinh doanh tại khu phố trung tâm, khiến cho việc tiếp tục bán là gần như không thể. Hiện, chuỗi cửa hàng phục vụ khách du lịch đang phải tái cấu trúc, chọn ra những cửa hàng có doanh thu tốt và vẫn còn bán được để duy trì hoạt động.
Một khảo sát về khách thuê bán lẻ của Savills trong quý I/2020 cho thấy 57% lượng người tham gia mong muốn chủ nhà giảm 40-50% giá thuê và 31% yêu cầu miễn giá thuê. Việc giảm giá quá nhiều cũng tạo sức ép lên chủ nhà, khảo sát cho thấy có sự miễn cưỡng đối với việc giảm giá thuê quá nhiều, phần lớn đưa ra các giải pháp hài hòa trong hỗ trợ về giá về thanh toán và áp dụng cho một khoảng thời gian nhất định.
Trên khía cạnh vĩ mô về sự phát triển của thị trường bán lẻ sau dịch bệnh, Việt Nam phụ thuộc nhiều vào tình trạng kiểm soát Covid-19 của các nước trong chuỗi cung ứng đặc biệt là Trung Quốc. Việc xử lý dịch bệnh của những nước này sẽ tác động đến sự phục hồi thị trường bán lẻ trong nước. Nếu nguồn hàng và việc kiểm soát dịch bệnh tại đây vẫn chưa đạt được mức độ an toàn tuyệt đối, BĐS thương mại vẫn sẽ bị ảnh hưởng trong một thời gian không thể tính theo ngày, mà theo tháng.
Trong khi đó, phân khúc văn phòng chia sẻ có số lượng nhà phát triển tăng nhanh trong vài năm gần đây, thường tập trung nhiều ở các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM, trong đó, Hà Nội đang đạt khoảng 40 đơn vị.
Trong bối cảnh đại dịch chưa hoàn toàn được dập tắt nhưng Việt Nam đang kiểm soát dịch rất tốt, văn phòng chia sẻ vẫn có cơ hội cải thiện tình hình hoạt động khi hầu hết các DN đều đang gánh chịu sự sụt giảm về doanh thu.
Khác với văn phòng truyền thống yêu cầu sự đầu tư ban đầu lớn cũng như sự ổn định về tài chính của công ty, văn phòng chia sẻ nổi lên như là giải pháp được nhiều DN đưa ra lúc này, đặc biệt là các DNNVV hay start up khởi nghiệp, với thế mạnh là chi phí thuê thấp và tiền đặt cọc ít cũng như thời gian thuê không quá dài nhưng được đảm bảo đầy đủ cơ sở hạ tầng và trang thiết bị làm việc, giải trí.
“Nhóm DN kinh doanh văn phòng chia sẻ cần phải tính đến việc điều chỉnh mô hình kinh doanh hướng tới các đối tượng DN ớn hơn và nhiều lao động hơn. Họ cũng cần chú trọng vào việc phát triển cộng đồng bằng cách sử dụng mạng xã hội và kết nối DN để cùng nhau vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch”, bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc Tư vấn & Nghiên cứu, Savills Hà Nội nhấn mạnh.