【bảng xếp c1】Thêm thời hạn phán quyết "cuộc chiến" dầu ăn

时间:2025-01-12 17:47:18 来源:88Point

Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương đã quyết định kéo dài thời gian điều tra,êmthờihạnphánquyếtquotcuộcchiếnquotdầuăbảng xếp c1 áp dụng các biện pháp tự vệ đối với các sản phẩm dầu ăn nhập khẩu của các nước vào thị trường Việt Nam, trước khi có các phán quyết cuối cùng. Việc kéo dài này nhằm mục đích để cơ quan chức năng Việt Nam cân nhắc, điều tra khách quan, trung thực, xem xét thận trọng các dữ liệu, chứng cứ và các quan điểm của những bên liên quan đối với vụ việc.

Ngay tức thì, người tiêu dùng sẽ mua được sản phẩm rẻ của nước ngoài nhưng về lâu dài khi các doanh nghiệp ngoại thâu tóm thị trường, giá sẽ do họ tự nâng và cũng giống như sữa, cuộc đua giá lúc đó mới thực sự bắt đầu. Ảnh: N. M
Ngay tức thì, người tiêu dùng sẽ mua được sản phẩm rẻ của nước ngoài nhưng về lâu dài khi các doanh nghiệp ngoại thâu tóm thị trường, giá sẽ do họ tự nâng và cũng giống như sữa, cuộc đua giá lúc đó mới thực sự bắt đầu. Ảnh: N. M

Sự việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ bắt nguồn từ việc Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vicarimex) nộp đơn xin áp dụng các biện pháp tự vệ tạm thời với dầu ăn nhập khẩu.

Cụ thể, theo yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của Vicarimex, các mặt hàng dầu thực vật có mã HS: 1507.90.90, 1511.90.99, 1511.90.92, 1511.90.91 thuộc diện cần điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ.

Khi tiến hành nộp đơn như nói trên, Vicarimex chiếm 28,27% tổng sản lượng được sản xuất trong nước, tức là doanh nghiệp này đã ứng yêu cầu tỷ lệ đại diện theo quy định tại Điều 10, Pháp lệnh 42/2002/PL – UBTVQH10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 10 đưa ra.

Việc khởi xướng vụ việc của Vicarimex cũng nhận được ủng hộ của các doanh nghiệp khác như Công ty CP Dầu thực vật Tường An, Công ty TNHH Dầu Thực vật Cái Lân, Công ty Dầu ăn Golden Hope Nhà Bè.

Theo các doanh nghiệp, với giá bán cạnh tranh, cộng với thuế nhập khẩu 0% đã khiến các sản phẩm dầu ăn có xuất xứ từ các nước như Malaysia, Singapore, Indonesia, Thái Lan... tràn ngập trên thị trường Việt Nam. Thực tế nói trên tưởng rằng người tiêu dùng sẽ mua được với sản phẩm giá rẻ, số lượng nhiều. Tuy nhiên, theo các chuyên gia quản lý cạnh tranh, điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất trong nước, cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng tới đời sống, việc làm của người lao động Việt Nam. Việc hàng rẻ chỉ là tạm thời và trước mắt. Về lâu dài, rất có thể các doanh nghiệp nước ngoài sẽ làm chủ thị trường, thao túng giá, o ép giá với người tiêu dùng.

Trước những đề nghị của doanh nghiệp và bảo vệ thị trường, hướng thị trường dầu ăn Việt Nam vào cạnh tranh lành mạnh, Bộ Công Thương tiến hành điều tra các sản phẩm dầu ăn nhập khẩu từ tháng 12/2012. Sau quá trình điều tra sơ bộ, Cục Quản lý cạnh tranh có kết luận sơ bộ. Đến tháng 4/2013, Bộ Công Thương áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời, áp thuế 5% đối với dầu ăn nhập khẩu và áp dụng từ ngày 7/5/2013, trong thời gian không quá 200 ngày.

Với việc áp dụng mức thuế và thời gian như vậy, các chuyên gia kinh tế cho rằng, không tác động nhiều tới cục diện thị trường khi ngành sản xuất dầu thực vật trong nước phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu nhập khẩu (trên 90%), hầu hết các nhà máy mới được đầu tư, đang trong thời kỳ khấu hao.

Doanh nghiệp sản xuất dầu ăn trong nước thiệt đơn, thiệt kép. Ảnh: N. M
Doanh nghiệp sản xuất dầu ăn trong nước thiệt đơn, thiệt kép. Ảnh: N. M

Theo một nguồn tin của PV Chất lượng Việt Nam, sự tràn ngập của sản phẩm dầu ăn nhập khẩu đã gây ra các thiệt hại nghiêm trọng. Về thị phần, trong giai đoạn 2009 – 2011, thị phần của các doanh nghiệp sản xuất dầu ăn trong nước chiếm từ 50 – 60%. Nhưng đến thời điểm 2012, khi dầu ăn nhập khẩu tràn ngập thị trường, phần thị phần nói trên chỉ còn là 14%. Đặc biệt với doanh nghiệp khởi xướng đề nghị điều tra áp dụng biện pháp tự vệ, trước đây họ có thị phần trên 28% nhưng đến nay chỉ còn chưa đầy 4%. Cơ quan chức năng Việt Nam cũng thống kê được, chỉ trong năm 2012, thị phần dầu ăn nhập khẩu đã tăng đột biến, từ 43% lên đến 86%.

Về sản lượng sản xuất trong nước, mức độ giảm diễn ra đột ngột và chỉ còn ở mức 64% so với năm 2011. Công suất sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Các doanh nghiệp đã phải cắt giảm công suất từ 89% xuống còn 31% năm 2012. Công suất sử dụng đối với nhà máy tách phân đoạn giảm từ 76% xuống còn 22%.

Về giá bán, giá bình quân giai đoạn 2009 – 2011 của các sản phẩm nhập khẩu thấp hơn nhiều so với các sản phẩm trong nước sản xuất. Lợi nhuận của các doanh nghiệp Việt Nam giảm mạnh. Doanh thu giảm 66% và lợi nhuận ròng giảm 197% so với năm 2011. Sự suy giảm này xảy ra đồng thời với việc lượng nhập khẩu gia tăng đột biến trong năm 2012.

Hiện tại trên thị trường, sản phẩm dầu ăn đang bày bán phổ biến với mức giá tương đồng với các sản phẩm do trong nước sản xuất. Ví dụ, nhãn hiệu dầu ăn Sailing Boat loại 1 lít gồm dầu đậu nành, dầu cọ và dầu cải, đóng chai tại Malaysia có giá 43.000 - 45.000 đồng; dầu Omely của Indonesia có giá 38.000 đồng/chai 1 lít; dầu đậu nành Cook của Thái Lan 48.000 đồng/chai 1 lít...

Trong khi đó, theo thông tin từ cơ quan Hải quan Việt Nam, giá dầu đậu nành tinh luyện nhập khẩu qua các cửa khẩu trong năm 2012 trung bình chỉ 13.000 đồng/lít, dầu cọ tinh luyện giá 12.700 đồng/lít, nhóm hàng dầu cọ tinh luyện giá 17.200 đồng/lít.

Theo điều tra của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), dầu thực vật nhập khẩu có sự gia tăng đột biến về số lượng vào thị trường Việt Nam. Cụ thể, nếu năm 2010 lượng dầu thực vật nhập khẩu là 350.878,66 tấn, thì năm 2012 con số này đã là 604.375,06 tấn.

Xuân Hương