【bxh bóng đá bồ đào nha】Dịch tái phát khiến doanh nghiệp khó chồng khó
DN phải vượt qua nhiều khó khăn trong dịch bệnh |
Hơn 80% không có đơn hàng
Đây là kết quả từ cuộc khảo sát lần thứ ba của Ban Nghiên cứu phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) vào tháng 8/2020.
Đặc biệt, những khó khăn mà DN phải đối mặt trong 6 tháng tới, theo các DN được khảo sát, 81% cho biết không có khách hàng/đơn hàng/hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ; 72% cho biết phải trả tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, kinh phí công đoàn; 53% cho biết trả tiền vay ngân hàng, 42 - 45% cho biết lo trả tiền điện, nước, nhiên liệu đầu vào, tiền thuê kho bãi, nhà xưởng, văn phòng thiết bị…
Covid-19 gây ra thiệt hại diện rộng các ngành, chuỗi cung ứng đứt gãy, thị trường khủng hoảng... khiến doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán và gây ra áp lực kép cho họ bởi vẫn phải đảm bảo các khoản chi ngay cho nguyên liệu, nhân công - báo cáo khảo sát nêu.
Theo khảo sát, ở đợt dịch lần đầu, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là đứt gãy chuỗi cung, thì bây giờ vấn đề căng thẳng nhất là dòng tiền, doanh nghiệp giảm doanh thu, thậm chí không có doanh thu, không có khả năng thanh toán...
Điều này ảnh hưởng tới dòng tiền vào của doanh nghiệp khi có tới 76% trả lời hiện không cân đối được thu chi, trong đó 54% có dòng tiền vào chỉ đáp ứng dưới 50% chi phí, nên phải cắt giảm lao động.
Do đó, làn sóng cắt giảm lao động đã diễn ra trên diện rộng, khi ở đợt dịch đầu tiên đa phần doanh nghiệp đều cố gắng không sa thải lao động. Tác động của đợt dịch thứ hai khiến hơn 47% doanh nghiệp phải cắt giảm lao động.
Trong đó, 5% DN đã cắt giảm 100% lao động; 15% DN đã cắt giảm từ 75% đến dưới 100% lao động; 13% DN đã cắt giảm từ 50% đến dưới 75% lao động; 10% DN đã cắt giảm từ 25% đến dưới 50% lao động; 4% DN cắt giảm dưới 25% lao động và 27% DN không cắt giảm lao động nhưng giảm giờ làm/giảm lương.
Nhiều kiến nghị hỗ trợ DN
Trong khi khảo sát cho thấy có sự suy giảm niềm tin khi được hỏi ý kiến về hiệu quả các chính sách đã ban hành, do nhìn nhận rằng chính sách đã ban hành thiếu khả năng để được thực thi, dẫn tới kém phát huy hiệu quả, vì thế Ban IV đề nghị, tới đây các chính sách phải thực sự đưa mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp lên ưu tiên hàng đầu, chính sách nhanh ban hành, nhanh đưa vào thực thi và điều kiện cần phù hợp thực tế.
Ngoài ra, thay vì hỗ trợ doanh nghiệp đã kiệt quệ, đổ vỡ thì nên hướng tới chính sách giúp doanh nghiệp tiết giảm dòng tiền chi ra để họ cân đối, sử dụng dòng vốn còn rất mỏng cho các khoản chi tối thiểu, nhằm duy trì lao động, sản xuất, kinh doanh.
Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân đề xuất Chính phủ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 30% cho tất cả doanh nghiệp trong năm 2020 thay vì chỉ áp dụng với trường hợp doanh nghiệp có tổng doanh thu không quá 200 tỷ đồng năm nay. Thực tế, mọi doanh nghiệp đều chịu tác động tiêu cực của Covid-19 không phân biệt quy mô doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có thể đóng cửa tức thì bởi dịch bệnh nhưng doanh nghiệp lớn trong nỗ lực duy trì hệ thống đã chịu thiệt hại thậm chí còn nặng nề hơn, ảnh hưởng tiêu cực hơn tới nền kinh tế nếu không kịp thời có chính sách hỗ trợ hiệu quả.
Ngoài ra, Chính phủ xem xét, trình Quốc hội giảm tối thiểu 50% các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong năm 2020, thậm chí kéo dài sang 2021. Cùng đó hoãn thời gian đóng so với các quy định hiện hành, vì đây là dòng tiền rất lớn trong cơ cấu chi của doanh nghiệp.
Miễn đóng phí công đoàn năm 2020 và 2021 thay vì chỉ hoãn đóng một số tháng nhằm củng cố tinh thần doanh nghiệp. Chính sách này nếu được ban hành sẽ là biện pháp hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp duy trì dòng vốn, giảm thời gian với quy trình thủ tục hành chính.
Ban IV cũng đề xuất Chính phủ trình Quốc hội giảm 50% thuế giá trị gia tăng, giảm chi phí cho người tiêu dùng nhằm kích cầu tiêu dùng sau dịch. Bởi, hiện các doanh nghiệp rất cần vốn lưu động duy trì sản xuất kinh doanh, lao động. Việc bỏ thêm 10% thuế VAT và phải đợi tới cuối năm mới được hoàn trả gây khó khăn cho các doanh nghiệp, cũng khó để thực hiện các chính sách kích cầu tiêu dùng với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng.
Với ngân hàng, doanh nghiệp đề xuất mở rộng hình thức vay tín chấp; ưu đãi lãi suất với các khoản vay đầu tư, giảm lãi suất các khoản vay hiện tại; khoanh, giãn thời gian trả nợ...
Liên quan tới hỗ trợ giá điện, các doanh nghiệp du lịch và logistics đề nghị Chính phủ kéo dài thời gian áp dụng giá điện sản xuất cho khu vực này thay vì chỉ áp dụng 5 tháng theo chính sách hỗ trợ hồi đầu năm. Theo tính toán, tiền điện chiếm tỷ trọng cao trong chi phí các khách sạn, nhà hàng dù gần như không hoạt động nhưng vẫn phải duy trì cơ sở ở mức tối thiểu. Còn các đơn vị kho lạnh, chuỗi xuất - nhập khẩu thuỷ sản, rau củ quả..., tiền điện hiện chiếm khoảng 30% chi phí đầu vào, đẩy chi phí logistics lên cao.
Doanh nghiệp cũng đề xuất Chính phủ không tăng lương tối thiểu vùng ít nhất hết năm 2021 để giảm áp lực cho doanh nghiệp trong chi trả lương, chi các khoản bảo hiểm và kinh phí khác dựa trên lương. Các bộ, ngành không tăng phí, giá dịch vụ do nhà nước quy định; hạn chế tối đa thanh, kiểm tra./.
(责任编辑:Cúp C2)
- Infographics: 6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành chứng khoán năm 2025
- Nhiều tín hiệu vui giúp GDP cán đích
- Rút bảo hiểm xã hội một lần vẫn có xu hướng tăng
- Á hậu Quỳnh Châu khóc tức tưởi trong hậu trường Hoa hậu chuyển giới VN
- Vợ chồng ngủ riêng, đừng nghĩ đơn giản là sở thích!
- Triệt xoá sòng bạc của dân giang hồ, khách vào chơi phải biết ám hiệu
- Xem xét bổ sung nội dung kiểm toán về xác định giá đất, định giá, đấu giá đất
- Đại biểu Quốc hội nêu giải pháp cấp bách kiểm soát tình trạng bất động sản tăng giá
- Hoa hậu Hoàn vũ nổi tiếng nhất thế giới công khai 'lên xe hoa'
- Lập đoàn kiểm tra vụ xã bán hàng nghìn m3 đất trái quy định
- Dịu Thảo chơi 'hệ tâm linh' như Miss Universe 2021 Harnaaz Sandhu
- Thống nhất trình Quốc hội đề án thành lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương
- Tạo thuận lợi vận tải người, hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng
-
Bão Doksuri khả năng mạnh lên thành siêu bão đi vào Biển Đông
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, bão Doksuri c ...[详细] -
Chiếc váy phản chủ 'hại' Á hậu Phương Nhi bị hiểu lầm có tin vui
Người mẫu - Hoa hậu 28/03/2023 - 07:00 (GMT+7) Chiếc váy phản chủ 'hại' Á hậu Phương Nhi bị ...[详细] -
Dàn mỹ nhân diện bikini đón hè
Người mẫu - Hoa hậu 15/04/2023 - 14:53 (GMT+7) Dàn mỹ nhân diện bikini đón hè: Đỗ Hà khoe trọn cặp & ...[详细] -
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam
Theo Quyết định số 1311/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ quyết định điều động, bổ nhiệm ông ...[详细] -
Bắt nghi phạm dùng súng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
Chiều 27/9, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết, cơ quan CSĐT đã bắt được nghi phạm d&ugra ...[详细] -
Rộ clip Miss Grand International2022 bị 'cho ra rìa' tại đêm chung kết
Người mẫu - Hoa hậu 16/05/2023 - 10:40 (GMT+7) Rộ clip Miss Grand International 2022 bị 'cho ra ...[详细] -
Lãnh đạo Hải Phòng gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp FDI
Hội nghị có chủ đề “Doanh nghiệpFDI đồng hành cùng TP. Hải Phòng: ...[详细] -
Khai trương Trung tâm Thông tin và Hỗ trợ du khách tại khu vực cảng Chân Mây
Ngày 25/10, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây tổ chức lễ khai trư ...[详细] -
Nga công bố 9 quốc gia trở thành đối tác BRICS trong năm 2025
Quốc kỳ các quốc gia thành viên BRICS. (Ảnh tư li ...[详细] -
Hoa hậu Khánh Vân lại tiếp tục 'né' Kim Duyên dù dự chung show?
Người mẫu - Hoa hậu 31/03/2023 - 20:25 (GMT+7) Khánh Vân - Kim Duyên tiếp tục 'né' nhau dù d ...[详细]
- Hiệu quả từ mô hình Phân loại rác tại nguồn
- Rộ clip Miss Grand International2022 bị 'cho ra rìa' tại đêm chung kết
- TP.HCM cho phép xây dựng trên đất nông nghiệp phục vụ trực tiếp sản xuất, diện tích tối đa 50 m2
- Á hậu Chuyển giới Lương Mỹ Kỳ lộ diện hậu 'đại phẫu' trăm triệu
- Chưa nên thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư
- Miss International VietNam Phương Nhi bất ngờ hôn Hoa hậu Mai Phương,
- Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển