Trao đổi với PV TBTCO về kết quả thanh tra,ànhTàichínhkiếnnghịxửlýhơntỷđồxem tỷ số brazil kiểm tra toàn ngành Tài chính 10 tháng đầu năm 2016, ông Trần Văn Vượng, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính cho biết, từ đầu năm đến nay, Bộ Tài chính đã chỉ đạo sát sao công tác thanh tra, kiểm tra, bám sát, phục vụ yêu cầu nhiệm vụ quản lý điều hành của bộ.
Đồng thời, ngành Thanh tra đã tập trung vào những vấn đề thời sự, được dư luận xã hội quan tâm như: Quản lý, điều hành ngân sách; quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng; quản lý tài chính doanh nghiệp; công tác quản lý tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, thực hiện lồng ghép gắn với nội dung thanh tra về công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
Công tác thanh tra, kiểm tra đã thực hiện theo đúng chỉ đạo, định hướng, có trọng tâm, trọng điểm đáp ứng tốt nhu cầu trong quản lý và điều hành tài chính - ngân sách của Chính phủ và của Bộ Tài chính.
Theo đó, kết quả 10 tháng đầu năm 2016 (tính đến ngày 10/10/2016), toàn ngành Tài chính đã triển khai thực hiện 63.619 cuộc thanh tra, kiểm tra; kiểm tra 673.421 hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan Thuế và 11.281 vụ bắt giữ qua điều tra chống buôn lậu; phát hiện và kiến nghị xử lý tài chính 26.436,85 tỷ đồng.
Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã giúp cho Bộ Tài chính trong công tác quản lý, điều hành NSNN; quản lý, điều hành thu thuế; tăng cường nguồn thu cho NSNN; đồng thời có nhiều kiến nghị với các bộ ngành, địa phương và cơ quan có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách góp phần quan trọng vào việc thực hiện tốt các quy định của pháp luật về tài chính ngân sách. Đồng thời, góp phần nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật của các đơn vị, cá nhân; thực hiện công bằng xã hội; răn đe và phòng, chống tham nhũng.
Ngành Thanh tra Tài chính sẽ tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các đơn vị trong nội bộ ngành Tài chính và giữa Bộ Tài chính với các cơ quan chức năng khác nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt trong lĩnh vực thuế (hành vi gian lận để chiếm đoạt tiền thuế, trốn thuế...) và các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, ma túy và các chất gây nghiện... Ông Trần Văn Vượng |
Ông Trần Văn Vượng cũng cho biết, thời gian tới đơn vị sẽ xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra bám sát yêu cầu nhiệm vụ điều hành, quản lý tài chính - ngân sách; trên cơ sở định hướng của Thanh tra Chính phủ, của Bộ Tài chính.
Theo đó, các đơn vị cần xây dựng kế hoạch hàng năm, lập kế hoạch chi tiết từng quý, từng tháng để triển khai, thực hiện kế hoạch; đồng thời đảm bảo lực lượng dự phòng đối với các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất. Chủ động nắm bắt tình hình, thường xuyên báo cáo và đề xuất các phương án xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình thanh tra.
Đặc biệt, cần thực hiện tốt quy định về giám sát hoạt động của đoàn thanh tra để đảm bảo phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong quá trình thanh tra, kiểm tra.
Tăng cường theo dõi, đôn đốc thực hiện kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, làm rõ nguyên nhân việc thực hiện chậm hoặc thực hiện thiếu triệt để có kiến nghị, đề xuất biện pháp khắc phục.
Bên cạnh đó, sẽ cải tiến phương pháp tổng hợp báo cáo kết quả thanh tra, đảm bảo kịp thời theo quy định; góp phần tích cực trong việc cung cấp thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, của bộ ngành và địa phương.
Đồng thời, ngành Thanh tra Tài chính sẽ tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các đơn vị trong nội bộ ngành và giữa Bộ Tài chính với các cơ quan chức năng khác như cơ quan cảnh sát điều tra, Ngân hàng Nhà nước... nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt trong lĩnh vực thuế (hành vi gian lận để chiếm đoạt tiền thuế, trốn thuế...) và các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, ma túy và các chất gây nghiện.
Song song đó, tiếp tục chú trọng thực hiện chương trình cải cách và hiện đại hóa công tác thanh tra, kiểm tra thuế, hải quan và trong toàn ngành; tăng cường đẩy mạnh phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý rủi ro và các phần mềm phân tích, phân loại đối tượng nộp thuế, kê khai hải quan theo mức độ rủi ro nhằm kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm mới của đối tượng, qua đó tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để chống các hành vi gian lận.../.
Phúc Nguyên