【tỷ số các trận đấu đêm qua】Hà Nội sẽ thành đô thị thông minh, TP.HCM sẽ thành trung tâm tài chính quốc tế
Quốc hội sáng nay (13/11) đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030,àNộisẽthànhđôthịthôngminhTPHCMsẽthànhtrungtâmtàichínhquốctếtỷ số các trận đấu đêm qua tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025.
Theo Nghị quyết một số mục tiêu quan trọng như: Bảo đảm nhu cầu sử dụng đất để thực hiện Chiến lược phát triển Kinh tế xã hội (KTXH) 10 năm 2021 - 2030, kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021 - 2025.
Phân bổ hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực đất đai cho các ngành, lĩnh vực và các địa phương trong phát triển KTXH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo nền tảng để đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Một góc nhìn TP.HCM. Ảnh: Thanh Tùng |
Bố trí quỹ đất đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, bảo đảm kết nối không gian phát triển liên ngành, liên vùng, các hành lang kinh tế và các vùng động lực phát triển của quốc gia; giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa; bảo đảm tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42-43%.
Khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng; hạn chế tình trạng suy thoái đất; cải tạo, phục hồi diện tích đất bị thoái hóa gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Về Định hướng, tầm nhìn quy hoạch sử dụng đất quốc gia đến năm 2050 xác định tài nguyên đất được sử dụng hiệu quả, đáp ứng mục tiêu đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và phát triển đô thị hiện đại, xanh, văn minh, hoàn thành mục tiêu trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Không gian sử dụng đất được phân bổ dựa trên tiềm năng của các vùng sinh thái nông nghiệp, lợi thế hành lang kinh tế ven biển và 6 vùng KTXH.
Vùng Đồng bằng sông Hồng: Xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn. Tiếp tục xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển, là cửa ngõ của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gắn với cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện; tập trung phát triển một số ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ hiện đại.
Nghị quyết cũng định hướng thúc đẩy mạnh mẽ các trung tâm đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh đô thị hóa gắn với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là các đầu mối liên kết giao thông quan trọng.
Phát triển vùng lúa chất lượng cao, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch; đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở khu vực phía Nam của vùng.
Hà Nội nhìn từ trên cao. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Với vùng Đông Nam Bộ: Nâng cao khả năng kết nối hạ tầng vùng, tạo động lực liên kết, lan tỏa thúc đẩy hợp tác và phát triển với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Thúc đẩy phát triển TP.HCM trở thành trung tâm tài chính quốc tế; phát triển chuỗi công nghiệp - đô thị Mộc Bài - TP.HCM - Cảng Cái Mép - Thị Vải gắn với hành lang kinh tế xuyên Á; tập trung phát triển cảng biển Cái Mép - Thị Vải trở thành cảng biển container trung chuyển quốc tế; xây dựng thành phố sân bay cửa ngõ quốc tế Long Thành.
Trần Thường
Quốc hội ‘chốt’ lùi cải cách tiền lương
Sáng nay (13/11), các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022.
相关推荐
- Nhận định, soi kèo Biskra vs Mecheria, 22h00 ngày 6/1: Xốc lại tinh thần
- Tổng cục Thuế yêu cầu cán bộ, công chức đã đến Đà Nẵng khai báo y tế
- Yên Bái điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
- Hướng dẫn chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo EVFTA
- Đốt thực bì, cụ ông 74 tuổi bị chết cháy
- Nghề làm dây thừng bằng vỏ cây, bao tải bỏ đi của người Jrai
- Đà Nẵng: Tăng cường giải pháp thu hồi nợ đọng thuế
- EVNSPC: Giải pháp cấp điện cho mùa khô