欢迎来到88Point

88Point

【ket qua bong da cup lien doan anh】Viêm não Nhật Bản "vào mùa", dịch sởi diễn biến bất thường

时间:2025-01-26 05:15:51 出处:Thể thao阅读(143)

Trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng,êmnãoNhậtBảnquotvàomùaquotdịchsởidiễnbiếnbấtthườket qua bong da cup lien doan anh chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2019 diễn ra sáng 11/6, PGS.TS Trần Minh Điển cho biết, mùa viêm não ở miền Bắc được xác định là từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm do thời tiết thuận lợi cho muỗi gây bệnh phát triển.

viem nao nhat ban vao mua dich soi dien bien bat thuong
Viêm não Nhật Bản có tỉ lệ biến chứng khá cao.
viem nao nhat ban vao mua dich soi dien bien bat thuongVào hè, viêm não Nhật Bản rục rịch xuất hiện
viem nao nhat ban vao mua dich soi dien bien bat thuongBệnh nhân mắc viêm não Nhật Bản gia tăng
viem nao nhat ban vao mua dich soi dien bien bat thuongCảnh báo viêm não Nhật Bản khi vào hè

Theo Phó giám đốc BV Nhi Trung ương, đến thời điểm này BV đã ghi nhận 7 trường hợp mắc viêm não Nhật bản B, từ đầu năm đến nay cũng có khoảng 20 trường hợp mắc các loại viêm não khác… 100% ca bệnh đều chưa được tiêm chủng vắc xin phòng bệnh viêm não.

Về tình trạng bệnh, theo lãnh đạo BV Nhi Trung ương, hầu hết bệnh nhân viêm não vào điều trị là những ca bệnh nặng, đã có co giật, kèm các biến chứng nhiễm trùng khác, dù các bác sỹ rất cố gắng nhưng tỷ lệ để lại di chứng rất cao.

Cụ thể, tỷ lệ chữa khỏi khoảng 50%, tỷ lệ bị di chứng nhẹ chiếm khoảng 25%, tỷ lệ di chứng nặng khoảng 20-25%, trong đó nhiều trường hợp phải sống thực vật, tỷ lệ tử vong cũng khoảng 2-3%...

Với bệnh viêm não, theo lãnh đạo Cục Y tế Dự phòng, ngành Y tế khuyến cáo, tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất.

Cụ thể người dân cần cho trẻ tiêm chủng với 3 liều cơ bản: Mũi 1: Tiêm càng sớm càng tốt ngay sau 1 tuổi. Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần. Mũi 3: sau mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Bên cạnh đó, cần xây dựng chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy và tiêu diệt muỗi. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để muỗi không có nơi trú đậu.

Đồng thời ngủ màn, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt. Các hộ gia đình thường xuyên sử dụng các biện pháp thông thường để xua, diệt muỗi.

Đặc biệt, khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Không chỉ lo lắng với viêm não Nhật Bản, TS.BS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết ông rất ngạc nhiên với diễn biến bất thường của dịch sởi năm nay, bởi dù đã vào giữa hè mà số ca mắc vẫn lên tới hàng trăm ca/tháng…

"Tuy số mắc sởi năm nay chưa phải cao đột biến như vụ dịch sởi năm 2014 nhưng diễn biến của dịch thì có thể nói là rất bất thường. Thông thường, dịch sởi bùng phát mạnh vào mùa đông xuân, khi vào hè thì số ca mắc sẽ giảm mạnh và hết. Thế nhưng năm nay, dù hiện đã vào giữa mùa hè, số ca bệnh vẫn tiếp tục gia tăng", chuyên gia truyền nhiễm này cho hay.

Cụ thể, trong tháng 5/2019, tại BV Bạch Mai tiếp nhận khoảng 70 ca bệnh sởi, và thời điểm này số ca mắc cũng vẫn cao, chưa có xu hướng giảm.

Điểm bất thường nữa là số bệnh nhân người lớn mắc sởi chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với mọi năm, nhất là độ tuổi từ 25-35 tuổi.

Qua khai thác tiền sử, hầu hết người bệnh cho biết chưa tiêm vắc xin hoặc mới tiêm mũi 1, chưa tiêm nhắc lại mũi 2 vắc xin phòng sởi.

Ngoài sởi, tại Bệnh viện Bạch Mai thời điểm này cũng tiếp nhận nhiều ca thủy đậu, quai bị. Đây cũng có thể coi là bất thường vì thủy đậu, quan bị được coi là các bệnh mùa Đông Xuân. Cùng đó, số trẻ mắc bệnh cúm nhập viện cũng rất nhiều, trong tháng 5/2019 ghi nhận hàng trăm ca bệnh…

Để phòng chống dịch sởi, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân cần chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi.

Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.

Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: