Bộ Y tế phân bổ vắc xin Comiranty của Pfizer cho các địa phương | |
Nhật Bản viện trợ thêm 1 triệu liều vắc xin Astrazeneca cho Việt Nam | |
Inforgraphics: Toàn cảnh chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 lớn nhất lịch sử |
Tháng 7/2021, dự kiến Việt Nam sẽ tiếp nhận 8.867.370 liều vắc xin phòng Covid-19. Ảnh Khôi Nguyễn |
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) thông tin, dự kiến sẽ có khoảng 124 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 từ các nguồn khác nhau được cam kết cung ứng cho Việt Nam đến cuối năm 2021.
Theo đó, Chương trình Giải pháp tiếp cận vắc xin phòng Covid-19 toàn cầu (COVAX Facility) hỗ trợ cho Việt Nam 38,9 triệu liều; Bộ Y tế đàm phán trực tiếp mua vắc xin của Pfizer/BioNTech 31 triệu liều; mua vắc xin của AstraZeneca (AZ) 30 triệu liều; Tập đoàn T&T mua 40 triệu liều vắc xin Sputnik-V của CHLB Nga và sẽ hỗ trợ miễn phí 20 triệu liều cho Bộ Y tế; vắc xin do Chính phủ Nga, Trung quốc, Nhật Bản, Đại sứ quán các nước... hỗ trợ cho Việt Nam khoảng 3,5 triệu liều.
Tuy nhiên, do nguồn cung vắc xin khan hiếm trên toàn thế giới, nên 6 tháng đầu năm 2021 Việt Nam mới nhận được 3.865.520 liều vắc xin. Tháng 7/2021, dự kiến Việt Nam sẽ tiếp nhận 8.867.370 liều vắc xin.
Tính đến ngày 13/7, Bộ Y tế đã phân bổ 11 đợt vắc xin với tổng số 8.166.800 liều cho các đơn vị, địa phương.
GS.TS. Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng ban điều hành Dựán Tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết: Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã rất nỗ lực trong việc tìm nguồn cung ứng vắc xin phòng Covid-19 để đáp ứng nhu cầu tiêm chủng trong nước.
Trưa ngày 14/7, Bộ Y tế thông tin, tính từ 6h đến 12h30 ngày 14/7 có 1.196 ca mắc mới, gồm TP Hồ Chí Minh (971 ca), Tiền Giang (115 ca), Đồng Tháp (91 ca), Phú Yên (8 ca ), Bến Tre (3 ca), Bắc Giang (2 ca), Huế (1 ca), Vĩnh Phúc (1 ca), Lào Cai (1 ca), Lâm Đồng (1 ca), Nghệ An (1 ca), Hà Nội (1 ca). Tổng cộng đã thực hiện tiêm chủng 4.079.066 liều vắc xin phòng Covid-19, trong đó: Số người đã được tiêm 1 mũi là 3.795.182 người; số người đã được tiêm đủ 2 mũi là: 283.884 người. |
Trên cơ sở các vắc xin Covid-19 đã được Tổ chức Y tế thế giới thông qua chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, Bộ Y tế đã phê duyệt điều kiện lưu hành một số loại vắc xin phòng Covid-19 của các hãng AstraZeneca, Sputnik V, Pfizer, Moderna, Sinopharm. Theo hướng dẫn của các nhà sản xuất vắc xin đều khuyến cáo, sử dụng cùng một loại vắc xin phòng Covid-19 để tiêm đủ liều cho một đối tượng.
Tại Việt Nam, tính đến ngày 14/7, tổng số mũi tiêm đã thực hiện là hơn 4 triệu, trong đó số người được tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca là trên 3,7 triệu người, số người được tiêm đủ 2 mũi vắc xin AstraZeneca là hơn 280 nghìn người.
Tuy nhiên, trên thực tế, trong bối cảnh nguồn cung vắc xin phòng Covid-19 rất hạn chế, việc tiếp cận nguồn cung để có đủ vắc xin tiêm mũi 2 ngay khi đến lịch tiêm cho các đối tượng đã được tiêm mũi 1 của cùng 1 loại vắc xin là rất khó khăn.
Một số quốc gia đã xem xét và triển khai tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca và tiêm mũi 2 bằng vắc xin của Pfizer. Theo ghi nhận nhanh tại các quốc gia này, việc triển khai tiêm chủng 2 mũi vắc xin khác loại như trên cho cùng một đối tượng vẫn có hiệu lực bảo vệ phòng Covid-19. Tuy nhiên, khi tiêm hai loại vắc xin AstraZeneca và Pfizer có ghi nhận gia tăng một số phản ứng thông thường sau tiêm chủng.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và của các nhà sản xuất thì tốt nhất là mỗi người cần tiêm đủ liều của cùng 1 loại vắc xin phòng Covid-19. Tuy nhiên, căn cứ số lượng vắc xin được cung ứng, Bộ Y tế đã có hướng dẫn cho các địa phương như sau: “Trường hợp số lượng vắc xin hạn chế thì ưu tiên sử dụng vắc xin của Pfizer để tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi thứ nhất bằng vắc xin AstraZeneca từ 8-12 tuần nếu người được tiêm chủng đồng ý”. Những trường hợp tiêm chủng như vậy phải được theo dõi sức khỏe chặt chẽ hơn sau khi tiêm chủng.