【ket qua giao huu clb】Xuất khẩu thủy sản vượt khó tăng trưởng dương trong quý I
Xuất khẩu thủy sản năm 2021: Cần tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm xuất khẩu Xuất khẩu thủy sản trong năm 2021 sẽ tăng 10%?ấtkhẩuthủysảnvượtkhótăngtrưởngdươngtrongquýket qua giao huu clb |
Theo thống kê sơ bộ của Hải quan, xuất khẩu thủy sản đến nửa đầu tháng 3/2021 đạt 326,3 triệu USD. Như vậy, ước tính xuất khẩu thủy sản tháng 3/2021 đạt khoảng 640 triệu USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ. Lũy kế kim ngạch xuất khẩu quý I/2021 sẽ đạt khoảng 1,64 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ. Với kết quả này, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định là một sự cố gắng lớn của doanh nghiệp trong ngành.
Xuất khẩu thủy sản đang phục hồi tích cực |
Phân tích cụ thể, VASEP chỉ ra rằng, trong 2 tháng đầu năm nay xuất khẩu thủy sản cả nước đã phải chịu nhiều tác động từ yếu tố khách quan. Theo đó, chi phí sản xuất thủy sản đã tăng đáng kể, chưa kể tình trạng thiếu tàu, thiếu container và cước phí vân tải lên cao, đặc biệt là cước tàu đi Mỹ, EU. Ngoài ra, vấn đề logistics khó khăn cũng làm tắc nghẽn tại các cảng nhập khẩu chính của Trung Quốc, cùng với việc thị trường này siết chặt kiểm tra, kiểm soát Covid-19 đối với hàng thủy sản càng khiến cho xuất khẩu thủy sản thêm khó khăn. Chính vì thế, việc xuất khẩu thủy sản tăng nhẹ trong quý I là tín hiệu đáng mừng, cho thấy doanh nghiệp đã có những giải pháp thích nghi để sống chung với dịch bệnh.
Cũng theo VASEP, trong số các sản phẩm thủy sản xuất khẩu, tôm và cá tra có giá trị tương đối cao. Trong đó, xuất khẩu tôm sau khi tăng 16% trong tháng 1, thì tháng 2 đã giảm 19% nhưng sang tháng 3 đã dần phục hồi với mức tăng 10%, đạt 270 triệu USD. Ước tính hết quý I/2021 xuất khẩu tôm đạt 646 triệu USD, tăng gần 3% so với cùng kỳ. Tương tự với cá tra, xuất khẩu quý I đạt khoảng 336 triệu USD, tăng nhẹ 0,6% so với cùng kỳ.
Nhìn chung, dịch Covid vẫn nghiêm trọng ở nhiều thị trường truyền thống của Việt Nam, làm giảm nhu cầu một số sản phẩm thủy sản chủ lực nhưng đồng thời sản phẩm có thời hạn bảo quản lâu, giá phù hợp với xu hướng sụt giảm thu nhập, kinh tế của các nước lại tăng lên. Do vậy xuất khẩu các sản phẩm thủy sản thuộc phân khúc hàng khô, đồ hộp, chả cá, surimi có chiều hướng gia tăng, góp phần cho bức tranh xuất khẩu thủy sản quý I và những tháng tiếp theo lạc quan hơn.
Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký của VASEP - cho biết, chính các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) đang tạo động lực giúp xuất khẩu thủy sản phục hồi mạnh mẽ trong các tháng qua. Hiện top 10 thị trường dẫn đầu nhập thủy sản của Việt Nam đang chiếm hơn 75% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản và hầu hết lấy lại được “phong độ” tăng trưởng trong các tháng đầu năm nay. Đặc biệt, thị trường Mỹ đã tăng từ 10 - 25% sau Tết, Canada tăng mạnh lên đến 31%, thậm chí một số nước như Italy, Peru mức tăng đạt đến hơn 100%, còn lại những thị trường khác như Nhật Bản, Trung Quốc đều có mức tăng gần 10%... Sự đảo chiều này cho thấy sau khi tình hình dịch bệnh phần nào được kiểm soát, nhu cầu tiêu thụ nhiều mặt hàng thủy hải sản đã tăng trở lại. Đồng thời, FTA Việt Nam - EU và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã cho thấy sự phát huy hiệu quả bởi hầu hết các nước tham gia hiệp định với Việt Nam đều có kim ngạch xuất khẩu dương.
Ngoài CPTPP, ông Hòe cho biết, ngành thủy sản cũng đang rất kỳ vọng vào Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Lý do, Trung Quốc vốn là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn, truyền thống của Việt Nam. Với RCEP, việc tiếp cận thị trường Trung Quốc sẽ thuận lợi hơn. “Chúng tôi theo dõi và thấy thị trường Trung Quốc đang có nhu cầu tốt hơn thời gian trước và đây là cơ sở để thủy sản xuất khẩu sẽ tận dụng tốt hơn FTA mới này” - ông Hòe cho biết.
Theo VASEP, ngay từ sau Tết, hiệp hội đã dự báo xuất khẩu thủy sản sẽ tăng tốc mạnh từ tháng 3/2021 do các doanh nghiệp đều có sự chuẩn bị kỹ về nguồn cung, vùng nguyên liệu để đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2021. VASEP tin tưởng, với sự chủ động của doanh nghiệp, tín hiệu tích cực của thị trường cùng tác động từ các FTA, trong năm nay tình hình xuất khẩu sẽ khả quan hơn năm 2020.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...
- ·Bản lĩnh Việt Nam 2045
- ·Tự hào tuổi 25
- ·Định hướng đối ngoại mới: Địa phương và doanh nghiệp ở trung tâm
- ·Tạm hoãn xuất cảnh giám đốc nợ thuế chây ỳ
- ·Ngành thông tin và truyền thông với nhiều điểm nhấn ấn tượng
- ·Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Chile và nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
- ·Học viện Dân tộc: Tập huấn công tác dân tộc cho 30 học viên Bạc Liêu
- ·Loạt nhà dân ở TP.HCM bị sụp lún vì robot đào cống thoát nước
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm dự kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau
- ·Nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình
- ·14 năm tù cho kẻ giả danh nhà chùa lừa đảo nhiều người mê tín dị đoan
- ·“Văn hóa là ánh sáng soi đường cho quốc dân đi”
- ·Bình Phước quyết liệt thực hiện chuyển đổi số
- ·Chỗ ngồi nào an toàn nhất trên máy bay?
- ·Ban chủ nhiệm 344 xem xét kế hoạch thực hiện và phân công nhiệm vụ
- ·Các hoạt động của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025
- ·Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Singapore
- ·Ngày 4/1: Giá cà phê, giá tiêu trong nước bất ngờ tăng vọt
- ·Lập sở chỉ huy dã chiến tìm kiếm 4 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng ở Phú Thọ