游客发表
发帖时间:2025-01-25 09:47:47
TBTCVN xin giới thiệu bài viết của tác giả Suiwah Leung - Phó Giáo sư Kinh tế của Đại học Quốc gia Úc đăng trên Asia Economic Forum ngày 25/12/2018.
Ảnh minh họa. |
Tăng trưởng nhờ dịch vụ và xuất khẩu
Còn nhớ,ựpháttriểnvữngchãicủakinhtếViệkq v league 2024 GDP trong 3 quý đầu năm 2018 được Việt Nam công bố là 7,4%. Nguyên nhân tăng là nhờ lực đẩy mạnh mẽ của tăng trưởng xuất khẩu trong ngành chế tạo và nông nghiệp. Khu vực dịch vụ cũng phát triển khá nhờ tăng cầu trong nước và du lịch. Tuy nhiên, các điều kiện toàn cầu ngày càng đáng lo ngại và không ổn định khi thời gian trong năm trôi đi cùng với quá trình đi xuống liên tục có tính cơ cấu của Trung Quốc và đe dọa của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Trong ngắn hạn, việc các chuỗi cung cấp rời khỏi Trung Quốc sẽ có ích cho Việt Nam với điều kiện có sự năng động của khu vực kinh tế tư nhân trong nước để đáp ứng sự gia tăng nhanh chóng về nguồn cầu bên ngoài. Ví dụ, có vẻ như Foxconn - nhà sản xuất điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới và cũng là nhà cung cấp chủ yếu cho Apple đang nỗ lực thiết lập một cơ sở tại Việt Nam. Các nhà sản xuất khác được thông báo cũng đang làm như vậy.
Mặc dù các tác động dài hạn ít chắc chắn hơn do việc các nền kinh tế lớn đang ngày càng dời xa hệ thống thương mại trên nguyên tắc toàn cầu vốn đã và đang mang lại lợi ích cho các nền kinh tế mở ít hơn như Việt Nam.
Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam tiếp tục cho thấy một sự vững chãi chung. Tăng trưởng GDP được đánh giá khoảng 6,8 % (thực tế GDP năm 2018 vừa được công bố là 7,08%), lạm phát 4% và thặng dư tài khoản vãng lai dự kiến 2,2% GDP. Lương thực tế đã tăng 3,2% trong nửa đầu 2018 và tỷ lệ thất nghiệp là 2,2%.
So với đô la Mỹ, đồng Việt Nam mất giá 2,7% nhưng đã được kiềm chế để không mất giá hơn nữa do tỷ lệ khá cao của nợ công Việt Nam bằng đô la Mỹ (khoảng 45%). Kết quả là, tỷ giá hối đoái thực tế của Việt Nam bị mất giá khoảng 2,5%. Việt Nam cần tập trung vào giảm chi phí thương mại để duy trì cạnh tranh trung hạn.
So với mức 19,5% cùng kỳ năm trước, tăng trưởng tín dụng ở mức 17%, trong nửa cuối 2018 là bình thường. Nhưng tỷ lệ 130% của tăng trưởng tín dụng trên GDP là vẫn cao.
Cơ hội bứt phá trong năm tới
Gia tăng nợ công đang được kiềm chế do kết hợp giữa chính sách tài khóa thắt chặt và bán tài sản công. Nhưng Việt Nam vẫn cần các khoản đầu tư quan trọng về cơ sở hạ tầng và phát triển năng lượng. Để thực hiện điều này, Chính phủ cần có chính sách thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân và khuyến khích sự phát triển của nó thông qua cải cách cơ cấu.
Việt Nam có vẻ như đã tụt lại phía sau trước những cải cách mạnh mẽ của các quốc gia khác và đã tụt hạng từ 68 xuống 69 trong 190 nền kinh tế tại báo cáo “Thuận tiện kinh doanh - Ease of Doing Business” của WB.
Một sự phát triển thương mại đầy hứa hẹn trong năm là vào tháng 11/2018 Việt Nam đã phê duyệt Hiệp định tiến bộ và toàn diện đối tác xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership - CPTPP). Đây là một bước quan trọng cho Việt Nam khi CPTPP sẽ giảm nhẹ một cách đáng kể các biện pháp thuế quan và phi thuế quan cho các nước thành viên.
Theo World Bank, mức thuế suất nhập khẩu bình quân tính theo doanh thu áp dụng đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam tại thị trường các thành viên CPTPP sẽ giảm từ 1,7% xuống 0,2% và các rào cản phi thuế quan được dự đoán giảm bình quân 3,6 điểm phần trăm tính theo mức thuế suất nhập khẩu theo tỷ lệ % tương đương. Đến năm 2030, các lợi ích này ước tính đóng góp khoảng 1,1% tăng trưởng GDP. Các lĩnh vực hưởng lợi nhiều nhất là thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may, da giày, và một số ngành sản xuất, dịch vụ.
Các nguyên tắc xuất xứ của CPTPP dường như sẽ khuyến khích đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp nguồn và mở rộng các liên kết tới các ngành công nghiệp của Việt Nam vốn đang bị hạn chế vì các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) kém hiệu quả. Việc gặt hái các lợi ích này sẽ đòi hỏi Chính phủ thúc đẩy cạnh tranh và cải cách các DNNN kém hiệu quả. Các vấn đề sau biên giới như cải cách hải quan cũng rất cần thiết để giảm bớt chi phí thông quan và vận chuyển hàng hóa.
Sau kết quả ấn tượng trong năm 2017, kinh tế Việt Nam đã tiếp tục mạnh mẽ trong năm 2018. Nền tảng bên ngoài của các nguồn lực quốc tế đang được kiểm soát thông qua các thành tựu xuất khẩu lành mạnh và các dòng chảy đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nền tảng bên trong của tài chính công đang được quản trị thông qua tiến trình cổ phần hóa các DNNN ngày càng nhanh cũng như các cải cách thường xuyên trong hệ thống thuế và chi ngân sách.
Nhưng các thách thức và rủi ro đang ngày càng gia tăng và Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục cải cách với tham vọng lớn hơn, bao gồm các hệ thống tài chính, quản lý công và giáo dục cao hơn nữa. Nếu không, Việt Nam sẽ phải vật lộn để thỏa mãn các nhu cầu quan trọng về cơ sở hạ tầng, năng lượng thiết yếu, và các kỹ năng cần thiết vốn là điều kiện cần để đàm bảo cho đất nước trên con đường tăng trưởng nhanh trước khi có một cơ cấu dân số già trong hai thập kỷ tới./.
Nguyễn Thịnh (dịch)
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接