【bóng đá kết quả hạng 2 đức】Dựa vào đức để đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh

NGUYỄN HỒNG TRÀ,ựavagraveođứcđểđổimớiphươngthứclatildenhđạocủaĐảngbộtỉbóng đá kết quả hạng 2 đức Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy

(Tiếp theo kỳ trước)

BPO - Đảng bộ tỉnh Bình Phước đã xác lập được vị trí lãnh đạo và cầm quyền của mình qua các thời kỳ thông qua uy tín của Đảng, niềm tin của nhân dân và hiệu quả lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với toàn xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, Đảng bộ tỉnh chỉ có thể tiếp tục giữ vững được vị trí cầm quyền, lãnh đạo của mình khi uy tín của Đảng trong xã hội tiếp tục được khẳng định và không ngừng nâng cao, khi niềm tin của nhân dân đối với đảng bộ tiếp tục được củng cố, hiệu quả lãnh đạo đối với chính quyền các cấp và toàn xã hội được tăng cường. Mọi sự lạm dụng uy tín và niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng sẽ dẫn đến nguy cơ làm suy giảm uy tín của Đảng, xói mòn niềm tin của nhân dân đối với Đảng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Nếu Đảng ta không thật vững vàng về chính trị, tư tưởng; không thống nhất cao về ý chí, hành động; không trong sạch về đạo đức, lối sống; không chặt chẽ về tổ chức; không được nhân dân ủng hộ, thì không thể đứng vững và đủ sức lãnh đạo đưa đất nước đi lên”.

Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh qua các thời kỳ đều khẳng định vai trò của pháp luật và vai trò của đạo đức trong lãnh đạo, quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, đứng trước những khó khăn của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII khẳng định: “Bảo đảm pháp luật vừa là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội, vừa là công cụ để nhân dân làm chủ, kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước. Quản lý đất nước theo pháp luật, đồng thời coi trọng xây dựng nền tảng đạo đức xã hội”. Để phát huy đúng mức việc “cầm quyền bằng pháp luật” và “dựa vào đức để cầm quyền” của Đảng trong giai đoạn xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập quốc tế trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trong thời gian tới, Đảng bộ tỉnh cần quan tâm thực hiện tốt và có hiệu quả một số nhiệm vụ cơ bản như:

Tăng cường sự lãnh đạo của đảng bộ các cấp đối với công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận với chi phí tuân thủ thấp, bao quát được các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội; xây dựng được hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoàn thiện, cụ thể hóa rõ ràng, minh bạch. Trong thời gian qua, việc thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành văn bản quy phạm pháp luật có lúc, có nơi còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cuộc sống; công tác tổ chức thi hành các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước còn chưa nghiêm. Những hiện tượng “lệch chuẩn” trong tuân thủ pháp luật có lúc chưa được phát hiện và uốn nắn kịp thời. Chính vì thế, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng và thực thi pháp luật nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và thực thi pháp luật là rất cần thiết và cấp bách. Điều này đòi hỏi phải đẩy nhanh tốc độ thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành các văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong việc tổ chức thi hành pháp luật. Có như vậy, lãnh đạo, cầm quyền bằng pháp luật mới phát huy đúng mức vai trò, tác dụng của mình.

Phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội, đẩy mạnh tuyên truyền, từng bước củng cố vị trí, vai trò, uy tín của Hiến pháp và pháp luật trong toàn xã hội để mọi người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức và các cấp ủy đảng đều đặt niềm tin vào Hiến pháp, pháp luật, tự giác chấp hành Hiến pháp, pháp luật, biết cách ứng xử dựa trên pháp luật, coi Hiến pháp, pháp luật thực sự là chỗ dựa vững chắc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình. Bảo đảm nhất quán “thượng tôn pháp luật” trong toàn bộ công việc quản lý, điều hành của chính quyền các cấp (từ xây dựng chính sách, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đến thi hành chính sách, pháp luật). Đảm bảo không một tổ chức, cá nhân nào đứng ngoài pháp luật, nhất là với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước, lãnh đạo các cấp; đặc biệt cán bộ có chức vụ càng cao thì yêu cầu nêu gương sáng về tinh thần thượng tôn, chấp hành pháp luật càng phải nghiêm khắc. Các tổ chức đảng, cán bộ lãnh đạo, đảng viên các cấp từ tỉnh đến cơ sở phải thực sự nêu gương trong việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật một cách nghiêm túc, đầy đủ.

Kiên trì quan điểm xử lý vi phạm pháp luật “không có vùng cấm”, “không lấy kỷ luật đảng thay cho việc xử lý vi phạm pháp luật của cán bộ, đảng viên”. Cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật phải vừa chịu sự xử lý của Đảng vừa chịu các biện pháp, chế tài công bằng mà pháp luật đã quy định. Các tổ chức đảng và đảng viên phải gương mẫu, đi đầu trong việc thượng tôn pháp luật, tôn trọng việc thực thi luật pháp của các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền. Các cơ quan, tổ chức phải thật nghiêm minh với việc dùng uy tín, vị thế hoặc “quan hệ, tiền tệ” để can thiệp vào quá trình áp dụng pháp luật, xử lý các vụ việc cụ thể, nhất là các vụ việc liên quan tới người thân, người có quan hệ mật thiết của mình từ bất cứ tổ chức đảng, đảng viên nào (nếu có) đều trái với đạo đức “dĩ công vi thượng” của người đảng viên, cần bị coi là hành vi vi phạm pháp luật, bị lên án và phải xử lý nghiêm minh, kịp thời. Cán bộ, đảng viên phải nâng cao năng lực áp dụng pháp luật, dựa vào pháp luật để giải quyết các vấn đề phát sinh từ thực tiễn quản lý, điều hành, giải quyết mâu thuẫn, bảo đảm mọi công việc đều trong quỹ đạo điều chỉnh của Hiến pháp, luật và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Cần tiếp tục phát huy vai trò và giá trị truyền thống, tốt đẹp của đạo đức trong công tác lãnh đạo, điều hành, nhất là các giá trị đạo đức của dân tộc, của địa phương, đó là lối sống có nghĩa, có tình, thủy chung, nhân ái, bao dung, đùm bọc, đoàn kết trong quản lý, điều hành và phát triển xã hội. Đây là các giá trị đạo đức có tầm ảnh hưởng bao quát, toàn diện đối với toàn bộ xã hội và đối với mọi người dân. Kiên trì việc thể chế hóa các chuẩn mực đạo đức thành chuẩn mực quy phạm pháp luật, bảo đảm nội dung của pháp luật chứa đựng những giá trị chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của dân tộc, địa phương.

Thường xuyên đổi mới và hoàn thiện hệ thống kiểm soát quyền lực, từ công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử, hệ thống thanh, kiểm tra hành chính, giám sát của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, của dư luận xã hội và nhân dân. Tăng cường công khai, minh bạch trong việc thực thi quyền lực nhà nước, nhất là trong việc thực thi quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đặc biệt coi trọng vai trò của nhân dân, dư luận xã hội trong việc giám sát thực thi quyền lực, dựa vào nhân dân để kiểm soát quyền lực nhà nước. Bảo đảm mọi hành vi lạm dụng quyền lực, buông lỏng trách nhiệm trong thực thi công vụ, thực thi quyền lực đều phải được kịp thời phát hiện, kịp thời xử lý, để việc sử dụng quyền lực luôn nằm trong quỹ đạo vì lợi ích của nhân dân.

Tiếp tục ban hành và thực hiện các quy định, quy chế, cơ chế mới trong công tác cán bộ bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và chặt chẽ giữa các khâu, liên thông giữa các cấp để lựa chọn những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ, giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc, kiến nghị chính đáng của nhân dân, kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành chính sách, pháp luật phù hợp với thực tiễn và đáp ứng lợi ích, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đổi mới cách thức quán triệt, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, bảo đảm tính hiệu quả, đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng.

La liga
上一篇:Bắt được tê tê quý hiếm ở Cần Thơ
下一篇:Người đàn ông bán vé số gục chết bên đường, con gái nhỏ kêu cứu