【kết quả bóng đá nữ ngoại hạng anh】Vững bước tiến vào giai đoạn phát triển mới
Mặc dù vậy,ữngbướctiếnvàogiaiđoạnpháttriểnmớkết quả bóng đá nữ ngoại hạng anh bao trùm lên tất cả là một tinh thần không lùi bước trước khó khăn, thách thức, hành động quyết liệt, đưa đất nước tự tin, vững bước tiến vào giai đoạn phát triển mới. Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, năm 2020 cũng là năm thành công đối với nước ta với những kết quả, thành tích đặc biệt hơn so với các năm trước. Niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa không ngừng được củng cố, nâng cao.
Đặc biệt “ăn ý”
Để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 10, ngay từ tuần đầu tháng 10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội (QH) Nguyễn Thị Kim Ngân đã cùng chủ trì cuộc họp giữa Ban Cán sự Đảng Chính phủ và Đảng đoàn QH. Vào tháng 10 năm ngoái, để chuẩn bị Kỳ họp thứ 8 khai mạc ngày 21/10/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cũng cùng chủ trì hội nghị về công tác chuẩn bị cho kỳ họp này.
Nhiệm kỳ QH khóa 14 là một nhiệm kỳ đặc biệt “ăn ý” giữa Chính phủ và QH. Không chỉ trước mỗi kỳ họp QH mà trước mỗi phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đều có những chỉ đạo rất chi tiết từng thành viên Chính phủ chuẩn bị các tài liệu để báo cáo tại UBTVQH, với yêu cầu hàng đầu mà Thủ tướng nhấn mạnh là, “nghiêm túc, trách nhiệm”. Ông cũng yêu cầu phải lắng nghe và tiếp thu đầy đủ các ý kiến tại UBTVQH.
Chính phủ cũng nhiều lần họp lúc chiều tối ngay sau khi rời khỏi Nghị trường, để bàn thảo sâu về các ý kiến trong ngày của đại biểu QH tại mỗi ngày họp. Như tại Kỳ họp thứ 3, chiều tối 22/5/2017, ghi nhận những băn khoăn từ đại biểu về tăng trưởng kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc triệu tập gấp cuộc họp các thành viên Chính phủ. “Chúng ta họp để bàn thảo thật kỹ các kịch bản tăng trưởng”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, “phải nỗ lực chứng minh cho QH thấy Chính phủ lắng nghe, hành động và không nói suông, hứa suông”.
Về phía QH, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân luôn kịp thời có những động viên, chia sẻ cùng Chính phủ. Vào đầu tháng 3 năm 2019, đoàn công tác của QH do Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu làm việc với hàng loạt địa phương như Gia Lai, Bình Thuận, Kon Tum về phát triển kinh tế xã hội, trên tinh thần QH sát cánh cùng với Chính phủ nghiên cứu xem xét giải quyết thấu đáo, kịp thời khó khăn cho địa phương.
Tại các cuộc tiếp xúc cử tri Cần Thơ, Chủ tịch QH cũng thường nói rõ cho cử tri về những nỗ lực của cá nhân Thủ tướng cũng như cả Chính phủ. Sự phối hợp rất “ăn ý” giữa lãnh đạo Chính phủ, QH còn được thể hiện qua chặng đường dốc toàn lực vận động EU đẩy nhanh các thủ tục nội bộ đối với Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư EVIPA.
Trong thời điểm nước rút từ tháng 10/2018 đến tháng 5/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân có những chuyến đi châu Âu nối tiếp nhau với lịch làm việc dầy đặc và hành trình vất vả hàng chục giờ bay xuyên ngày đêm, không quản ngại nhọc nhằn để mang về lợi ích chung cho nền kinh tế nước nhà…
Đồng cảm sâu sắc
Tại Kỳ họp thứ 10, Chính phủ dự kiến trình QH 72 tài liệu. Hàng loạt các báo cáo tổng kết 5 năm hiện đã được sẵn sàng đặt lên bàn nghị sự như báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và 5 năm 2016 - 2020; dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và một số định hướng lớn giai đoạn 2021 - 2025; báo cáo về kết quả
thực hiện Nghị quyết số 24/2016/QH14 của QH về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020; báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và dự kiến kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021 - 2025…
|
Đáng chú ý, đối với các kiến nghị của cử tri chuyển đến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã được Văn phòng Chính phủ rà soát, phân loại báo cáo Thủ tướng giao cho các bộ, ngành liên quan trả lời xong 100%.
Nhiều đại biểu QH đã “chấm điểm” Chính phủ “một nhiệm kỳ làm được nhiều việc như bằng cả năm nhiệm kỳ cộng lại”, như ý kiến của Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Võ Trọng Việt. Kể cả đối với những con số chỉ tiêu hụt đích vẫn nhận được sự đồng cảm sâu sắc. Cả UBTVQH đều đồng tình với Chính phủ về mức tăng trưởng năm nay khoảng 2% - 2,5%. UBTVQH cũng đánh giá cao, đồng thời, ghi nhận kết quả đẩy lùi dịch bệnh, ổn định xã hội, tạo niềm tin của Nhân dân, bảo đảm giữ được nền kinh tế tăng trưởng dương.
Trước đó, tại Hội nghị Trung ương 13, diễn ra từ 5 đến 9/10, Ban Chấp hành Trung ương thống nhất nhận định, mặc dù đã có 4 năm liên tiếp trước đó luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, năm sau tốt hơn năm trước nhưng năm 2020, kinh tế - xã hội khó có thể hoàn thành được toàn bộ các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu đã đề ra cho năm 2020 và 5 năm 2016 – 2020.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn được bạn bè quốc tế đánh giá cao, được coi là điểm sáng về phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp đúng đắn đã được ban hành kịp thời và tổ chức thực hiện tốt để duy trì ở mức cao nhất các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, hỗ trợ người dân và các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội. Tăng trưởng kinh tế năm 2020 dự kiến đạt từ 2 đến 3%, được đánh giá là 1 trong số 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất trong bối cảnh đại dịch, kinh tế thế giới và nhiều nước lớn dự kiến tăng trưởng âm.
An toàn cho mọi kịch bản Ở lĩnh vực đáng lo ngại nhất là ngân sách nhà nước (NSNN). Đại dịch Covid-19 đã khiến cho bội chi NSNN năm 2020 dự kiến là 3,44% GDP có thể vọt lên mức khoảng 5,59% GDP. Ước cả năm 2020, thu cân đối NSNN đạt 1.323,1 nghìn tỷ đồng, giảm 189,2 nghìn tỷ đồng (-12,5%) so dự toán. Chính phủ thể hiện một nỗ lực cũng như trách nhiệm rất cao để mang đến sự yên tâm cho Quốc hội. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng quả quyết, dù kịch bản nào, Bộ Tài chính cũng kiên định mục tiêu chung là ổn định kinh tế vĩ mô, giữ vững tín nhiệm quốc gia của Việt Nam. Tăng bội chi phải đảm bảo mục tiêu 5 năm về bội chi và nợ công theo Nghị quyết của Quốc hội. Dự kiến đến ngày 31/12/2020, so với GDP ước thực hiện, dư nợ công bằng khoảng 56,8%, dư nợ Chính phủ bằng khoảng 50,8%. Việc thực hiện kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ cho cân đối NSNN được điều hành, quản lý trong phạm vi dự toán Quốc hội quyết định. Phải cân đo đong đếm kỹ lưỡng từng con số, nhưng Chính phủ không chút do dự hỗ trợ cho dân. Tính đến ngày 23/9/2020, NSNN đã chi khoảng 17,49 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Cùng đó, Chính phủ đã thực hiện xuất cấp khoảng 16,2 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để cứu trợ, cứu đói cho nhân dân, khắc phục hậu quả thiên tai và giáp hạt đầu năm. Nhận xét “gói hỗ trợ trực tiếp cho người dân là chưa có tiền lệ và đó không chỉ là tiền, mà còn là rất nhiều tình cảm và trách nhiệm”, theo đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) “Chính phủ giữ đúng cam kết về mục tiêu phát triển kinh tế bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau”. |
Đoàn Trần
相关推荐
- Sóc Bom Bo
- Lời tri ân từ Bệnh viện đa khoa Sa Đéc
- Giá vàng hôm nay 26/2: Dự báo tiếp tục thăng hoa trong tuần
- Trung tâm hồi sức người bệnh COVID
- Tri Tôn bừng sáng với sắc màu marathon 2025
- Sáng 23/7, Việt Nam có 3.898 ca mắc mới COVID
- Agribank dành 2.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi đối với khách hàng OCOP
- Agribank dành 2.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi đối với khách hàng OCOP