Miễn thị thực cho người nước ngoài vào khu kinh tế ven biển 30 ngày
Dự thảo luật gồm 2 Điều: Điều 1 gồm 20 khoản quy định về việc sửa đổi,ôngnênmiễnthịthựcchocácđốitượngvàokhukinhtếvenbiểđội hình bournemouth gặp newcastle bổ sung một số điều của Luật số 47; Điều 2 quy định về hiệu lực thi hành.
Dự thảo luật đã luật hóa việc cấp thị thực điện tử và việc áp dụng giao dịch điện tử trong việc mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
Theo ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng), luật liên quan đến an ninh quốc gia nên phải hết sức thận trọng. “Luật hóa nghị quyết của Quốc hội về thị thực điện tử là hết sức phù hợp. Tuy nhiên thị thực điện tử được cấp rời, cần thận trọng. Cần đưa ra nguyên tắc, áp dụng có điều kiện và giao Chính phủ quy định danh sách các nước và cửa khẩu áp dụng cấp thị thực điện tử, không áp dụng cho cửa khẩu đất liền”, ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy nói.
Một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cũng đồng tình với quy định này tại dự thảo luật.
Ngoài ra, dự thảo luật bổ sung quy định miễn thị thực với thời hạn tạm trú 30 ngày cho người nước ngoài vào khu kinh tế ven biển theo quyết định của Chính phủ, nếu đáp ứng đủ các điều kiện: Có sân bay quốc tế; có không gian riêng biệt, có ranh giới địa lý xác định, được cách biệt với lãnh thổ bên ngoài; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam (quy định trên nhằm tiếp tục thực hiện việc miễn thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh đảo Phú Quốc, Kiên Giang theo Quyết định số 80/2013/QĐ-TTg).
Đối với quy định này, một số ĐBQH còn bày tỏ băn khoăn. ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy cho rằng, sửa luật lần này theo hướng mới, quy định “khu kinh tế ven biển”, hiện chúng ta có 18 khu kinh tế ven biển mà trong quy định tại dự thảo luật chỉ nhắc tới đảo Phú Quốc- Kiên Giang, liệu còn các khu kinh tế còn lại có áp dụng hay không.
ĐB Văn Thị Bạch Tuyết (TP. Hồ Chí Minh) cũng băn khoăn, khu kinh tế ven biển miễn thị thực cho người nước ngoài, nếu đáp ứng các yêu cầu như dự thảo luật thì 18 khu kinh tế cửa khẩu hiện nay có đáp ứng điều kiện này không.
ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh) lại cho rằng, không nên miễn thị thực cho các đối tượng vào các khu kinh tế ven biển, mà phải quy định rõ, nếu đối tượng đó vào đầu tư và lao động thì được miễn, còn các trường hợp khác thì quy định như các khách du lịch. “Miễn thị thực nhưng phải có điều kiện”, ĐB Trương Trọng Nghĩa nói.
Bổ sung điều kiện quyết định đơn phương miễn thị thực
ĐB Văn Thị Bạch Tuyết (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã miễn thị thực cho công dân 6 nước, lượng khách đến tăng đều khoảng 25%, đây là các thị trường tiềm năng thu hút du khách đến với Việt Nam. Do đó, nếu tại dự thảo luật này, bổ sung 1 điều kiện để quyết định đơn phương miễn thị thực (nước đó phải có chính sách tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp thị thực hoặc đơn phương miễn thị thực cho công dân Việt Nam), sẽ gây khó khăn, không tạo thông thoáng để thu hút khách du lịch.
Về quy định thời hạn trả lời và cấp thị thực là 3 ngày làm việc, theo một số ĐBQH là quá ngắn, dễ xảy ra sai sót, chỉ phù hợp với người đã từng đến Việt Nam, có hồ sơ lưu ở Việt Nam. Do đó, ĐB đề nghị nên quy định là 5 ngày làm việc để khi cơ quan cấp cần tham khảo thông tin, sẽ có thời gian đối chiếu với những danh sách đen, ngăn chặn một số đối tượng vào Việt Nam.
Ngoài các quy định nêu trên, dự thảo luật còn sửa đổi, bổ sung về ký hiệu thị thực, thẻ tạm trú cấp cho lao động nước ngoài và luật sư nước ngoài; sửa đổi quy định về ký hiệu, theo hướng: Dự thảo nâng thời hạn tối đa của thẻ tạm trú lên 10 năm để khuyến khích nhà đầu tư chiến lược hoặc đầu tư vào lĩnh vực, địa bàn được ưu tiên; phân loại các nhà đầu tư theo 4 mức khác nhau để cấp thị thực, thẻ tạm trú có thời hạn và ký hiệu phù hợp.
Bên cạnh đó, dự thảo còn quy định việc cấp chứng nhận tạm trú tại cửa khẩu bằng thời hạn thị thực. Riêng thị thực du lịch có thời hạn trên 30 ngày thì cấp tạm trú 30 ngày.
Dự thảo giao Chính phủ quy định việc người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cấp chứng nhận tạm trú qua Cổng kiểm soát tự động; người nước ngoài được miễn thị thực vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, khu kinh tế ven biển có nhu cầu đến các địa điểm khác của Việt Nam và cấp thị thực cho người nước ngoài vào Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên nhưng chưa có hiện diện thương mại hoặc đối tác tại Việt Nam./.
Minh Anh