您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【bxh fifa thế giới】Vắng 101 người, toà xử vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang vẫn tiếp tục 正文
时间:2025-01-10 19:51:50 来源:网络整理 编辑:Cúp C1
Sáng nay 14/10, TAND tỉnh Hà Giang dự kiến mở lại phiên xử sơ thẩm xét xử 5 bị cáo liên quan đến bxh fifa thế giới
Sáng nay 14/10,ắngngườitoàxửvụgianlậnđiểmthiởHàGiangvẫntiếptụbxh fifa thế giới TAND tỉnh Hà Giang dự kiến mở lại phiên xử sơ thẩm xét xử 5 bị cáo liên quan đến vụ gian lận điểm thi trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, tại địa phương này, sau khi phải hoãn vì lý do có quá nhiều người liên quan được triệu tập nhưng không đến trong phiên toà ngày 18-9.
Phiên toà lần này dự kiến diễn ra trong 3 ngày.
Theo ghi nhận, từ 7 giờ sáng, an ninh được thắt chặt xung quanh TAND tỉnh Hà Giang, nơi diễn ra phiên tòa. Rất đông phóng viên, báo chí quan tâm đến từ sớm để đưa tin về phiên tòa.
Nguyên giám đốc Sở GD-ĐT Hà Giang Vũ Văn Sử được triệu tập đến phiên tòa. |
Nhiều người che mặt, tránh ống kính phóng viên khi đến phiên tòa. |
Bị cáo Phạm Văn Khuông, nguyên phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Giang. |
Bị cáo Triệu Thị Chính, nguyên phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Giang. |
Cảnh sát dẫn giải bị cáo Nguyễn Thanh Hoài đến tòa. |
Cảnh sát dẫn giải bị cáo Vũ Trọng Lương đến tòa. |
Các bị cáo tại phiên toà sáng nay 14/10. |
Luật sư Hoàng Văn Hướng cùng 2 Luật sư khác bảo vệ quyền lợi cho bị can Triệu Thị Chính. |
Toà triệu tập 178 người, tuy nhiên chỉ có 86 người có mặt, vắng 101 người, trong đó có 19 trường hợp vắng mặt có lý do. Thẩm phán Vương Thị Thu Hà, Phó chánh toà hình sự, chủ tọa phiên tòa, cho biết sau khi thảo luận, xét thấy sự vắng mặt của những người làm chứng không gây ảnh hưởng đến phiên toà nên sẽ tiếp tục phiên toà xét xử.
Trong phần kiểm tra căn cước những người làm chứng và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, Thư ký phiên tòa cho biết có nhiều người có đơn xin vắng mặt. Trong số đó có bà Phạm Thị Hà, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Giang (bà Phạm Thị Hà là vợ của ông Triệu Tài Vinh, nguyên Bí thư tỉnh ủy Hà Giang, hiện là Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương). Bà Hà được triệu tập đến tòa với tư cách người làm chứng và đã có đơn xin xét xử vắng mặt.
Trước đó, tại phiên toà ngày 18/9, TAND tỉnh Hà Giang đã gửi giấy triệu tập 176 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, có tới 60 người vắng mặt có lý do, 62 người vắng mặt không lý do.
Các bị cáo tại phiên toà xét xử sơ thẩm ngày 18/9. |
Ngoài ra, HĐXX tại phiên toà ngày 18/9 đã đồng ý triệu tập thêm 2 người làm chứng là bà Vũ Thị Kim Chung, hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hà Giang, và bà Tống Thị Phương, cô ruột của bị cáo Vũ Trọng Lương.
Trước đó, VKSND tỉnh Hà Giang đã truy tố 5 bị cáo liên quan đến vụ gian lận điểm thi THPT quốc gia năm 2018 xảy tại tỉnh này về các tội danh "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" và "Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi".
Các bị cáo này gồm: Nguyễn Thanh Hoài và Vũ Trọng Lương, nguyên trưởng và phó phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Hà Giang, bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", quy định tại điều 356 Bộ luật hình sự.
Bị cáo Triệu Thị Chính, nguyên phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Giang, bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi", quy định tại điều 358 Bộ luật hình sự.
Bị cáo Phạm Văn Khuông, nguyên phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Giang; và Lê Thị Dung, nguyên phó đội trưởng thuộc Phòng An ninh Chính trị nội bộ Công an tỉnh Hà Giang, bị truy tố về tội "Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi", quy định tại điều 366 Bộ luật hình sự.
Các cơ quan tố tụng xác định 5 bị cáo nêu trên đã lợi dụng sơ hở, thiếu sót trong phần mềm xử lý bài thi trắc nghiệm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, thực hiện hành vi sửa bài thi để nâng điểm cho 107 thí sinh. Trong đó, thí sinh được nâng điểm cao nhất là 29,95 điểm với 4 môn, người thấp nhất 2,2 điểm đối với 1 môn.
Ngày 15/7/2019, TAND tỉnh Hà Giang đã ra quyết định trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh để yêu cầu điều tra bổ sung. Viện kiểm sát sau đó ra cáo trạng xác định các bị cáo đã lợi dụng sơ hở, thiếu sót trong phần mềm xử lý bài thi trắc nghiệm tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 để thực hiện hành vi sửa bài thi, nâng điểm cho 107 thí sinh.
Theo cáo trạng, trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại Hà Giang, Hoài đã bàn bạc và thống nhất với Lương việc sửa bài thi, nâng điểm cho các thí sinh. Mặc dù Hoài không trực tiếp can thiệp sửa kết quả bài thi của thí sinh nhưng đã đưa danh sách 93 thí sinh cho Lương để sửa chữa, nâng điểm. Lương trực tiếp nhận giúp nâng điểm 14 thí sinh. Lương cũng là người thực hiện thao tác trên máy tính can thiệp, sửa kết quả 309 bài thi các môn trên 249 ảnh gốc bài thi (phiếu trả lời trắc nghiệm) của 107 thí sinh để nâng điểm. Còn Phạm Văn Khuông đã nhờ Hoài nâng điểm cho con trai để đăng ký xét tuyển Đại học Y Thái Bình. Kết quả là con trai của Khuông được nâng 13,3 điểm 3 môn thi trắc nghiệm. Triệu Thị Chính được xác định đã không thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của trưởng ban chấm thi, vi phạm quy chế thi, đưa danh sách 13 thí sinh nhờ Nguyễn Thanh Hoài nâng điểm môn ngữ văn cho 12 thí sinh và xem điểm cho 1 thí sinh. Cơ quan điều tra xác định giữa Chính và Hoài đã thống nhất số điểm cần nâng, nhưng vì lý do khách quan nên Hoài chưa thực hiện can thiệp nâng điểm. Ngoài ra, Lê Thị Dung đã nhờ Hoài nâng điểm cho 20 thí sinh. Cáo trạng của VKS trước đó nêu rõ: "Hành vi phạm tội của các bị can nói trên đã xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, gian lận trong thi cử không chỉ để lại hậu quả trước mắt mà còn về lâu dài sẽ đào tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng thấp và yếu kém, tác động đến đạo đức xã hội, không còn sự công bằng trong xã hội…". Trong đó, thí sinh được nâng điểm cao nhất là 29,95 điểm với 4 môn trắc nghiệm gồm toán, ngoại ngữ, hóa và lý. Thí sinh được nâng ít nhất 2,2 điểm với 1 môn. Cơ quan điều tra cũng lấy lời khai của phụ huynh, người liên quan đến 99/107 thí sinh, có 41 người khẳng định đã nhờ Nguyễn Thanh Hoài và Vũ Trọng Lương nâng điểm cho con, cháu họ. Đáng chú ý, cáo trạng cũng xác định không có gia đình thí sinh nào khai nhận có đưa tiền hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị để nhờ nâng điểm. Nguyễn Thanh Hoài và Vũ Trọng Lương đều khai chỉ giúp nâng điểm do mối quan hệ quen biết, bạn bè, người thân. |
Tỉ lệ bồi thường quá thấp, có nên bắt buộc mua bảo hiểm xe máy?2025-01-10 19:37
Hai tên cướp trẻ manh động, ép cô gái lấy xe máy2025-01-10 19:23
Kết đắng cho nhóm thanh niên đánh nhau trên cao tốc Cầu Giẽ2025-01-10 19:21
Bắt 21 đối tượng đang đánh bạc trong căn nhà kiên cố ở Nghệ An2025-01-10 19:00
Chủ tịch Hà Nội muốn biến bãi rác Nam Sơn thành công viên2025-01-10 18:38
Ông Đỗ Thành Nhân và nhóm thao túng chứng khoán hầu tòa2025-01-10 18:37
Nhóm ‘quý bà’ điều hành đường dây lô đề liên tỉnh 60 tỷ đồng ở Đà Nẵng2025-01-10 18:02
Samsung Vina được công nhận doanh nghiệp ưu tiên2025-01-10 17:59
Nghi án mẹ sát hại con 2 tháng tuổi do trầm cảm sau sinh2025-01-10 17:52
Bắt hai đối tượng đập phá xe khách ở Yên Bái2025-01-10 17:50
Bình Phước: Đề nghị tạm đình chỉ trưởng công an xã trong clip đấm đá dân2025-01-10 19:21
“Doanh nhân chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông”2025-01-10 19:17
Dùng dao chém nhân tình, người đàn ông lĩnh án 11 năm tù2025-01-10 18:45
Xác nhận chiếc chả mực lớn nhất Việt Nam2025-01-10 18:35
Năm 2024: Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn để vượt khó2025-01-10 18:11
Liên tục giả mua hàng để trộm cắp, hai ‘nữ quái’ kéo nhau vào tù2025-01-10 18:07
Cổ phần hóa doanh nghiệp nước ngoài: Cần mở lối cho doanh nghiệp tư nhân2025-01-10 17:46
Đổi mới công nghệ, đưa nền kinh tế Việt Nam tiến lên2025-01-10 17:36
Ngày 4/1: Giá gạo trong nước, gạo xuất khẩu tiếp tục giảm nhẹ2025-01-10 17:22
Cựu Chủ tịch Công ty Vĩnh Hưng chiếm đoạt hơn 460 tỷ của 1.024 khách hàng2025-01-10 17:13