发布时间:2025-01-27 17:37:23 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh
Mới đây,Đậmđvănharộnrngthểthaoccdntộmontpellier vs psg người dân Hậu Giang được xem, tham gia các môn thể thao dân tộc truyền thống và thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc của cộng đồng các dân tộc. Qua những hoạt động, đã khơi gợi tinh thần đại đoàn kết giữa dân tộc với nhau.
Phát huy nét văn hóa đặc sắc
Năm nay, Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tỉnh Hậu Giang được tỉnh tổ chức trong 1 ngày, từ sáng đến tối với nhiều hoạt động hay và ý nghĩa. Mục đích chính của các hoạt động không chỉ giáo dục truyền thống yêu nước, thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam nói chung, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang nói riêng. Tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc có dịp gặp gỡ, giao lưu, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó, quý trọng; phát huy thành tích và hiệu quả phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao ở địa phương. Từ ý nghĩa đó, các tiết mục trong chương trình văn nghệ đều được đầu tư đồng bộ.
Người xem như hòa vào những cung điệu bổng trầm, rộn ràng của tiết mục hòa tấu nhạc cụ dân tộc, do học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú (DTNT) Him Lam (huyện Châu Thành A) biểu diễn, đó là cả một sự kỳ công. Ông Dương Thanh Tùng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang, chia sẻ: “Các tiết mục các em biểu diễn hôm nay, tính ra cũng đã đầu tư gần 100 triệu đồng và tiết mục này cũng đã đi tham gia Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch vùng đồng bào Khmer Nam bộ năm 2017 tại Bạc Liêu trước đó. Chúng tôi làm bài bản vì muốn các em am hiểu, sử dụng được nhạc cụ dân tộc và sau đó là truyền lại cho các em nhỏ hơn mình, để cùng phát huy nét văn hóa đặc sắc của dân tộc”.
Giới thiệu trang phục các dân tộc. Ảnh: Thu Thủy
Đặc biệt, người dân được xem, nghe giới thiệu những bộ trang phục truyền thống của các dân tộc sống trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, như Kinh, Hoa, Khmer, Chăm. Dù là diễn viên không chuyên, nhưng họ đã nỗ lực rất nhiều, cùng với sự chuẩn bị chu đáo từ việc tập luyện, dàn dựng, phục trang của những người tổ chức, đã làm nên những tiết mục văn nghệ đặc sắc, hòa vào niềm vui chung của Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Cũng tại đêm văn nghệ, đại diện các dân tộc tại tỉnh Cà Mau cũng đã giao lưu 2 tiết mục văn nghệ, càng tạo thêm không khí hứng khởi cho Ngày Văn hóa.
16 tiết mục ca, múa, biểu diễn nhạc cụ dân tộc, biểu diễn trang phục truyền thống trong khoảng thời gian hơn 1 giờ đồng hồ, được các diễn viên quần chúng, đa phần là học sinh, cộng tác viên của Trung tâm Văn hóa tỉnh, trung tâm văn hóa, thông tin - thể thao các huyện, thị, thành phố thực hiện, đã mang đến cho người xem nhiều cảm xúc rất riêng. Các tiết mục đã thể hiện được nét đẹp văn hóa của từng dân tộc qua lời ca, điệu múa, chuyển tải bức tranh của Hậu Giang đang trên đà phát triển với những vụ mùa bội thu, với những vườn cây ăn trái trải rộng... Đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh đã và đang từng bước vượt qua những khó khăn của cuộc sống để vươn tới tương lai tươi đẹp.
Chất lượng hội thao được nâng lên
Hoạt động thể thao tại Ngày Văn hóa năm nay diễn ra trong không khí rộn ràng, sôi nổi, thu hút đông đảo người dân tham gia thi đấu và cổ vũ. Các địa phương đều rất quan tâm và chuẩn bị chu đáo lực lượng để tham gia, giúp chất lượng hội thao tại Ngày Văn hóa được nâng lên. Ông Phạm Trung Lưu, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Long Mỹ, chia sẻ: “Gần 30 vận động viên, trong đó chủ yếu là người dân tộc Khmer đều được tập dợt trước. Các vận động viên rất nhiệt tình, thi đấu hết khả năng và nỗ lực để đạt được thành tích tốt nhất”.
Hơn 120 vận động viên ở các địa phương đã cùng nhau tranh tài dưới cái nắng của tiết trời tháng 4, nhưng trên khuôn mặt mỗi người đều hiện rõ niềm hân hoan, phấn khởi xen lẫn những tiếng cười vang. Bà Thạch Thị Xa Na, đơn vị huyện Vị Thủy, bộc bạch: “Tôi rất vinh dự vì được đại diện huyện tham gia thi đấu nhiều lần. Đây là dịp để anh em đồng bào dân tộc chúng tôi có điều kiện giao lưu, học hỏi. Dù phải bận dắt theo cháu ngoại đi thi nhưng tôi rất vui và hào hứng”.
Còn em Nông Thị Nguyệt, dân tộc Nùng, đơn vị thị xã Ngã Bảy, chia sẻ: “Em vui lắm vì lần đầu tiên được tham gia cổ vũ lẫn thi đấu. Ở đây có các cô chú, anh chị thuộc nhiều dân tộc khác nhau nhưng ai cũng vui vẻ, nhiệt tình và giúp đỡ nhau giống như người trong gia đình”. Dù là những môn thể thao dân tộc khá quen thuộc như kéo co nam, nữ; bịt mắt đập nồi đất và nhảy bao bố nhưng vẫn mang đến một sinh khí mới cho Ngày Văn hóa. Mỗi môn thi đấu tuy nhìn vào rất giản đơn nhưng lại chứa đầy ý nghĩa, đòi hỏi sức mạnh của tập thể, của tình đoàn kết, tạo nên một nét đẹp được hội tụ nhiều dân tộc.
Thông qua các hoạt động, đã tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, gắn bó, quý trọng, hòa hợp và tương trợ nhau cùng phát triển và đặc biệt là tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
THỦY NHUNG
相关文章
随便看看