发布时间:2025-01-10 01:12:10 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh
Cảnh báo giả mạo “Giấy chứng nhận xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc” | |
Chung tay hỗ trợ nông sản xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới phía Bắc | |
Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc vẫn khó khăn | |
Tăng cường hậu kiểm với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc | |
Nhiều lưu ý cho doanh nghiệp khi xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc |
Tiềm năng lớn trong phát triển hợp tác thương mại nông sản
Là khu vực duy nhất ở Trung Quốc có đường bộ,ĐềxuấtnhiềugiảiphápđểrộngđườngxuấtkhẩunôngsảnsangQuảngTâsoi kèo latvia đường thủy nối liền với Việt Nam, cụ thể là 8 huyện, 3 thành phố với 696 km biên giới với Việt Nam, có cảng biển, cảng đường sông, đường bộ, đường hàng không, những năm gần đây, Quảng Tây đã phát huy ưu thế địa lý, đẩy mạnh giao thương với Việt Nam, đạt được hiệu quả nổi bật. Tính đến năm 2022, Việt Nam đã 24 năm liên tiếp là bạn hàng mậu dịch lớn nhất của Quảng Tây. Riêng trong năm 2022, tổng trị giá nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Quảng Tây đạt hơn 14 tỷ NDT. Từ tháng 1 đến tháng 4/2023, mậu dịch nông sản song phương đạt hơn 4 tỷ NDT, tăng hơn 40% so với cùng kỳ.
Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, trong năm 2022, các cửa khẩu của tỉnh Quảng Tây nhập khẩu nhiều nông sản Việt Nam nhất trong các địa phương có biên giới đường bộ với Việt Nam. Cụ thể, kim ngạch lên đến 5,85 tỷ NDT, tăng 86,4% so với 2021, chiếm 14,5% tổng số nông sản Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc. Chỉ trong 4 tháng đầu năm nay, các cửa khẩu của tỉnh Quảng Tây đã nhập khẩu đến 2,49 tỷ NDT các nông sản của Việt Nam, tăng 44,7% so với cùng kỳ 2022, chiếm 19,7% tổng số nông sản nhập khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc. Từ những số liệu này, có thể thấy thương mại nông sản giữa Trung Quốc và Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ, trong khi đó Quảng Tây vốn là cửa ngõ nhập khẩu nông sản lớn nhất của Trung Quốc.
“Do đang vào mùa cao điểm của các loại trái cây như sầu riêng, xoài nên tình hình thông quan tại các cửa khẩu có dấu hiệu quá tải, vượt quá năng lực của các khu vực cửa khẩu. Tuy nhiên, với những nỗ lực của 2 bên, tình trạng thông quan hàng hóa vẫn được duy trì bình thường. Mặc dù vậy, để có được kết quả trên, 2 bên đều đã phải tăng cường nhân lực, đẩy mạnh hợp tác sâu rộng hơn nữa để nâng cao năng lực thông quan cho các cửa khẩu”, ông Vương Vị Băng, Cục trưởng Hải quan Nam Ninh nhấn mạnh.
Trong bối cảnh đó, Cục trưởng Hải quan Nam Ninh đề nghị 2 bên tiếp tục tăng cường giao lưu và thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn. Đồng thời, tăng cường nghiên cứu đưa hệ thống cửa khẩu thông minh vào hoạt động thí điểm. Hiện nay, phía Trung Quốc đã đề xuất thiết lập hệ thống Hải quan thông minh còn phía Việt Nam thì cho ra đời hệ thống Cửa khẩu số, rất tương đồng về quan điểm. Và tiếp tục tạo thuận lợi cho thương mại nông sản nói riêng và thúc đẩy phát triển thương mại Việt Nam – Trung Quốc nói chung. “Trong đó, tiềm năng phát triển hợp tác trong thương mại nông sản giữa 2 nước là rất lớn”, ông Vương Vị Băng khẳng định.
Sầu riêng là loại trái cây có giá trị xuất khẩu và năng lực cạnh tranh cao tại thị trường Trung Quốc. Ảnh: ST |
Mở rộng quy mô xuất nhập khẩu ở cả 9 cặp cửa khẩu
Để việc thông quan hàng hóa được thuận lợi hơn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam đề xuất cần có thêm sự trao đổi thông tin giữa các đơn vị ở cửa khẩu để thông quan được thuận lợi hơn. “Có một số vấn đề chúng ta cần bàn luận trực tiếp, ví dụ như các tiêu chuẩn xuất nhập khẩu hàng nông sản; cơ chế thông quan, cấp mã QR để kiểm soát lượng hàng hóa; và thứ ba là các chính sách để 2 bên cùng phối hợp điều sách. Ngoài ra, vấn đề ưu tiên thông quan sớm cho một số mặt hàng nông sản không thể chờ lâu, ảnh hưởng đến chất lượng”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề xuất.
Đặc biệt, lưu lượng hàng hóa của cả 2 nước trao đổi qua khu vực Quảng Tây rất nhiều nên áp lực thông quan là rất lớn. Do đó, để giải quyết kịp thời các vấn đề tại cửa khẩu, Thứ trưởng đề nghị phía Hải quan Nam Ninh thiết lập một đầu mối thông tin để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cục Hải quan Nam Ninh có thể liên lạc dễ dàng với nhau, giảm thiểu trao đổi qua văn bản.
Bên cạnh đó, Quảng Tây có biên giới với 4 tỉnh của Việt Nam với 9 cặp cửa khẩu nhưng mới 6 trong số đó được xuất nhập khẩu rau củ quả. Để giảm áp lực cho các cửa khẩu truyền thống, tránh ùn tắc, giảm chi phí, đem lại thuận lợi cho cả 2 bên, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam kiến nghị Hải quan Nam Ninh xem xét, mở rộng quy mô xuất nhập khẩu rau củ quả lên toàn bộ 9 cặp cửa khẩu.
Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề xuất thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nông sản Việt Nam - Quảng Tây. Từ đó tập hợp các doanh nghiệp có nhu cầu xuất nhập khẩu của 2 nước để kết nối, quản lý cho thuận lợi hơn. Bởi hiện tại, nhu cầu hợp tác các doanh nghiệp nông sản giữa 2 nước rất lớn, ví dụ như trong các mùa thu hoạch trái cây như mùa vải đang diễn ra ở Bắc Giang, Hải Dương. Việc thành lập hiệp hội sẽ giúp các cơ quan chức năng tiếp cận gần hơn với các doanh nghiệp, định hướng, hỗ trợ tốt hơn để đẩy mạnh kim ngạch xuất nhập khẩu.
Bên cạnh đó, cũng cần thành lập các chuỗi doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc trong lĩnh vực logistics, đặc biệt là chuỗi lạnh với sự kiểm soát của cơ quan chức năng 2 nước để phục vụ xuất nhập khẩu nông sản, đảm bảo chất lượng, giảm giá thành trong giao thương.
相关文章
随便看看