您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【bongs ddas】Thực hiện đồng bộ cơ giới hóa trong canh tác lúa

Ngoại Hạng Anh96人已围观

简介Nhằm thay đổi hình thức trong canh tác lúa để góp phần gia tăng hiệu quả ...

Nhằm thay đổi hình thức trong canh tác lúa để góp phần gia tăng hiệu quả sản xuất trên các mặt,ựchiệnđồngbộcơgiớbongs ddas nhất là tăng nguồn thu nhập cho người dân, thời gian qua, ngành nông nghiệp huyện Long Mỹ đã và đang triển khai nhiều mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa đến với người dân tại địa phương. 

Mô hình “áp dụng đồng bộ cơ giới hóa vào sản xuất lúa” đã mang lại nhiều tín hiệu tích cực cho thành viên HTX Thuận Hòa.

Huyện Long Mỹ có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, trong đó lúa là một trong những mặt hàng nông sản chủ lực của địa phương, với tổng diện tích khoảng 18.000ha. Chính vì vậy, trong tiến trình xây dựng xã nông thôn mới (NTM), vấn đề về tổ chức sản xuất hiệu quả và làm thế nào để nâng cao nguồn thu nhập cho người dân trên những cánh đồng lúa nhằm góp phần nâng chất tiêu chí về thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo hiệu quả qua từng năm luôn là nỗi trăn trở của các xã trên địa bàn huyện. Do đó, để giúp các xã giải bài toán về nguồn thu nhập cho người trồng lúa, đồng thời thực hiện theo chỉ đạo chung của ngành nông nghiệp tỉnh về việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa vào đồng ruộng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho người dân; thời gian qua, ngành nông nghiệp huyện Long Mỹ đã thực hiện và nhân rộng được nhiều mô hình hiệu quả.

Điển hình như trong vụ lúa Hè thu năm nay, ngoài tiếp tục nhân rộng việc ứng dụng mô hình “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, sạ định vị như cấy… thì Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) huyện Long Mỹ đã triển khai mô hình “áp dụng đồng bộ cơ giới hóa vào sản xuất lúa”, trên diện tích 2,2ha (giống lúa OM 18) tại Hợp tác xã (HTX) Thuận Hòa, ở ấp 4, xã Thuận Hòa. Sau 3 tháng thực hiện, mô hình được ngành chức năng và người dân trong, ngoài mô hình đánh giá có nhiều mặt tích cực.

Ông Huỳnh Văn Nghiệp, thành viên HTX Thuận Hòa và là hộ dân tham gia trực tiếp mô hình, chia sẻ: “Trong quá trình thực hiện thì từ khâu làm đất đến thu hoạch lúa đều sử dụng cơ giới hóa để thay thế sức người, đặc biệt là việc dùng thiết bị bay không người lái để gieo sạ, bón phân và phun thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực”.

Theo đó, khi sử dụng thiết bị bay không người lái trong gieo sạ thì ông Nghiệp chỉ sử dụng lượng lúa giống 70kg/ha, giảm khoảng 50% so với việc sạ truyền thống; còn lượng phân bón là khoảng 260kg/ha và giảm chi phí phun thuốc khoảng 840.000 đồng/ha/vụ. Ngoài ra, việc sử dụng cơ giới hóa trong gieo sạ, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác lúa còn tăng hiệu suất làm việc khi giảm thời gian lao động một người từ 3-5 lần so với cách làm truyền thống. Qua đây, giải quyết được vấn đề thiếu hụt lao động ở nông thôn như hiện nay; đồng thời tạo thuận lợi cho việc phòng trừ các loại sinh vật gây hại, cũng như áp dụng được đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trên cùng cánh đồng với quy mô lớn, từ đó thúc đẩy các mối liên kết và tiêu thụ lúa cho người dân với doanh nghiệp. Đặc biệt là bảo vệ được sức khỏe người sản xuất khi không trực tiếp tiếp xúc với phân, thuốc; đồng thời tạo ra sản phẩm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng do giảm đáng kể lượng nước phun thuốc bảo vệ thực vật và lượng phân bón; qua đây làm tăng giá trị hạt lúa gạo và đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước về sản phẩm gạo sạch.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, hộ có gần 1ha lúa nằm cặp ranh ruộng thực hiện mô hình, bộc bạch rằng: “Trước đây, tôi luôn băn khoăn việc ứng dụng cơ giới hóa trong gieo sạ lúa thì có đảm bảo tính đồng đều hay không. Tuy nhiên, khi được chứng kiến ruộng thực hiện mô hình thì tôi đánh giá việc gieo sạ bằng thiết bị bay không người lái đạt tỷ lệ đồng đều trên đồng ruộng đến khoảng 90%, còn gieo sạ bằng tay chỉ đạt khoảng 60%. Từ thực tế này thì tới đây gia đình tôi sẽ mạnh dạn áp dụng thiết bị bay không người lái vào khâu gieo sạ, bón phân, phun thuốc để được đồng bộ các khâu cơ giới hóa từ làm đất đến thu hoạch lúa như mô hình đã thực hiện”.

Ông Trần Hoài Nhân, Trưởng trạm TT&BVTV huyện Long Mỹ, cho biết: Để tăng cường tính liên kết, giảm chi phí sản xuất, giải quyết bài toán về thiếu hụt nguồn lao động và nâng cao giá trị sản phẩm thì đòi hỏi người trồng lúa phải áp dụng mạnh mẽ cơ giới hóa vào sản xuất, nhất là ở các khâu còn yếu như: gieo sạ, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật. Do đó, trong vụ lúa Hè thu năm nay, đơn vị đã triển khai mô hình “áp dụng đồng bộ cơ giới hóa vào sản xuất lúa” tại HTX Thuận Hòa nhằm trình diễn việc ứng dụng cơ giới hóa ở tất cả các khâu cơ bản trong sản xuất lúa, nhất là việc sử dụng thiết bị bay không người lái. Kết quả thực hiện sẽ làm cơ sở khuyến cáo nông dân áp dụng, nhân rộng trong thời gian tới trên địa bàn huyện thông qua việc trình diễn, tham quan và tổ chức tổng kết, đánh giá.

Điều phấn khởi là sau 3 tháng triển khai mô hình “áp dụng đồng bộ cơ giới hóa vào sản xuất lúa”, ruộng lúa của ông Nghiệp không chỉ tiết giảm được nhiều khoản chi phí, tăng hiệu suất lao động, bảo vệ được sức khỏe mà còn đạt lợi nhuận cao hơn so với những hộ nằm ngoài mô hình nhờ năng suất vượt trội hơn. Cụ thể, năng suất lúa trong mô hình ở vụ Hè thu này vừa thu hoạch xong đạt hơn 800kg/công (một công 1.300m2), tăng hơn 200kg/công so với hộ dân bên ngoài. Qua tính toán sơ bộ của ngành chức năng thì giá thành sản xuất của ruộng lúa nằm trong mô hình là 2.633 đồng/kg. Như vậy, với giá bán lúa tươi là 6.300 đồng/kg, cộng với năng suất như trên thì sau khi trừ đi chi phí sản xuất, ruộng lúa trong mô hình đạt lợi nhuận gần 23 triệu đồng/ha.

Ông Nguyễn Văn Đặng, ở ấp 5, xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, thông tin: “Sau khi đi tham quan thực tế ruộng lúa trong mô hình và dự tổng kết đánh giá kết quả thực hiện thì tôi thấy mô hình mang lại nhiều tín hiệu tích cực cho người trồng lúa. Trong đó, điều ấn tượng là nông dân ngày càng ít xuất hiện dưới ruộng nhờ áp dụng cơ giới hóa, đồng thời hiệu quả sản xuất tăng lên nhờ tiết kiệm chi phí ở nhiều khâu trong sản xuất. Tới đây, bản thân sẽ mạnh dạn áp dụng mô hình trên đồng ruộng của mình và vận động bà con xung quanh cùng làm để cùng nhau phát triển”.

Ông Trần Hoài Nhân, Trưởng trạm TT&BVTV huyện Long Mỹ, cho biết thêm: Đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với nông dân thực hiện mô hình “áp dụng đồng bộ cơ giới hóa vào sản xuất lúa” trong những vụ lúa kế tiếp để tiếp tục đánh giá hiệu quả sản xuất và dần cải tiến các thao tác, kỹ thuật nhằm tăng hiệu quả làm việc của các thiết bị cơ giới hóa để mang lại giá trị sản xuất cao hơn cho người trồng lúa tại địa phương. Qua đây, góp phần nâng cao nguồn thu nhập cho người trồng lúa, từ đó giúp bà con có điều kiện cùng với chính quyền địa phương xây dựng quê hương ngày thêm phát triển theo mục tiêu của xã NTM, NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu. 

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

Tags:

相关文章