【xếp hạng bóng đá bundesliga】Vỏ bọc tinh vi của clip khuyên nhịn ăn, tự bỏ đói trên TikTok
Naomi vẫn gặp phải bắt gặp các nội dung ăn kiêng không lành mạnh trên mạng xã hội. Ảnh: Ting-li Wang/WSJ. |
Naomi Sanders (15 tuổi),ỏbọctinhvicủaclipkhuyênnhịnăntựbỏđóitrêxếp hạng bóng đá bundesliga học sinh lớp 10 đến từ Bellingham (bang Washington, Mỹ), cố gắng cài đặt tài khoản TikTok của mình sao cho không phải thấy những video rối loạn ăn uống nữa. Nhưng cô nói rằng thật khó để tránh được chúng.
“Tôi vẫn thấy các bài đăng liên quan tới chứng rối loạn ăn uống trên nguồn cấp dữ liệu của mình ít nhất 3 lần/ngày”, Naomi, người vật lộn với thói quen ăn uống không lành mạnh từ khi học cấp 2, nói.
9 tháng kể từ cuộc điều tra của Wall Street Journal cho thấy thuật toán TikTok đang phủ sóng các trang "Dành cho bạn" của thanh thiếu niên với các video khuyến khích giảm cân và rối loạn ăn uống, hiện vẫn còn nhiều clip tương tự.
Người dùng lách luật
Tháng 12/2021, ByteDance cho biết sẽ điều chỉnh các đề xuất tự động nói chung để tránh quá tập trung vào một loại nội dung. 2 tháng sau, công ty mở rộng lệnh cấm đối với các video về rối loạn ăn uống, tập thể dục quá mức và nhịn ăn ngắn hạn.
Nền tảng đã chặn tìm kiếm các hashtag liên quan tới rối loạn ăn uống từ công cụ tìm kiếm, đồng thời cho ra mắt công cụ cho phép người dùng đánh dấu các hashtag và tự chặn video.
Within Health nhận thấy rằng ngay cả những gợi ý tìm kiếm cũng có thể đề cập các thuật ngữ khác liên quan đến chế độ ăn kiêng, giúp người dùng dễ dàng tìm thấy nội dung gây hại hơn. Ảnh: Within Health. |
Nhưng những người sáng tạo nội dung và khán giả vẫn tìm ra cách né tránh các biện pháp, theo dữ liệu được thu thập bởi Within Health, một nhà cung cấp dịch vụ điều trị rối loạn ăn uống trực tuyến.
Khi nhập hashtag #anorexic (chứng biếng ăn tâm lý) trong hộp tìm kiếm của ứng dụng, người dùng sẽ thấy thông báo chuyển hướng tới website của Hiệp hội Rối loạn ăn uống Quốc gia Mỹ (NEDA).
Tuy nhiên, họ vẫn sẽ tìm được những video nhịn ăn như mong muốn nếu truy cập Google và gõ #anorexic TikTok. Do đó, tháng 6-8, từ khi Within Health bắt đầu theo dõi các tìm kiếm, những video gắn thẻ #anorexic được xem tới 34 triệu lần, tăng 17%.
Bên cạnh đó, các nhà sáng tạo nội dung và khán giả còn một số cách khác để né tránh những biện pháp ngăn chặn của ứng dụng, bao gồm viết sai chính tả các thuật ngữ liên quan đến chứng rối loạn ăn uống nhằm lọt qua bộ lọc kiểm định.
Chẳng hạn, những video gắn thẻ #anotexic, chính là từ #anorexic nhưng sai chính tả, vẫn có thể tìm kiếm trên cả TikTok và Google. Các bài đăng kèm #orthoreixa, cách viết sai chính tả của từ orthorexia - nỗi ám ảnh từ việc ăn uống lành mạnh dẫn đến gây hại, cũng tương tự.
Vỏ bọc tinh vi của nội dung không lành mạnh
Naomi hiện không còn tìm kiếm nội dung liên quan đến chứng rối loạn ăn uống nữa nhưng chúng vẫn xuất hiện. Cô cho biết đã chặn tài khoản của một nhà sáng tạo nội dung, báo cáo những người cổ vũ hành vi rối loạn ăn uống và bấm nút “Không quan tâm” khi gặp các video mà cô không muốn xem nữa.
Người dùng vẫn có thể truy cập nội dung gây hại bằng các cách khác nhau. Ảnh: SHVETS production/Pexels. |
Những bài đăng xuất hiện trên trang Dành cho bạn của Naomi thường không quảng cáo phương pháp giảm cân cực đoan, thay vào đó là những thông điệp tinh vi hơn về chế độ ăn uống và tập thể dục, chẳng hạn trào lưu làm vlog “Tôi ăn gì trong một ngày”.
Ở chủ đề này, các nhà sáng tạo nội dung sẽ giới thiệu các bữa ăn của mình. Tuy nhiên, tổng số lượng calo thường thấp hơn nhiều so với mức khuyến nghị của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) dành cho một phụ nữ trưởng thành là 2.000-2.4000 calo/ngày.
Đối với những người được bác sĩ khuyên nên giảm cân, các video đó có thể cung cấp những ý tưởng hữu ích. Tuy nhiên, thanh thiếu niên có thể khó phân biệt thông điệp lành mạnh từ nội dung không lành mạnh.
“Sao mà chúng ta có thể trông đợi lũ trẻ có thể sàng lọc tất cả điều đó và biết điều gì là an toàn, đáng tin cậy và tốt về mặt y tế? Ứng dụng không phải là nơi phù hợp để tìm kiếm bất kỳ thứ gì trong số đó”, Rachel Fortune, bác sĩ tư vấn về rối loạn ăn uống cho Newport Healthcare, một mạng lưới các trung tâm điều trị sức khỏe tâm thần cho thanh thiếu niên và thanh niên, chia sẻ.
Naomi từng điều trị nội trú 2 lần do chứng rối loạn ăn uống. Ảnh: Ting-li Wang/WSJ. |
Một số nội dung khác khiến Naomi cảm thấy khó chịu là các clip phục hồi sau chứng rối loạn ăn uống. Cô cho biết những người này thường khoe ảnh lúc mình gầy nhất và đề cập đến việc họ đã giảm được bao nhiêu kg.
Theo Naomi, kiểu video đó có thể khơi dậy tính cạnh tranh ở những thanh thiếu niên như cô, đồng thời gây nghi ngờ rằng liệu họ có thực sự mắc chứng rối loạn ăn uống hay không bởi cơ thể không gầy gò như những bệnh nhân khác.
Không thể tách rời người trẻ và mạng xã hội
Cô cho biết sức lan tỏa của văn hóa ăn kiêng khiến nhiều người khó tránh khỏi những nội dung có hại trên mạng xã hội và để suy nghĩ một cách hợp lý.
“Khi xem video về một người rất gầy, nó sẽ khiến tôi phải suy nghĩ và trở nên ghen tị”, cô nói.
Naomi đã điều trị nội trú 2 lần tại Newport Healthcare vì lạm dụng thuốc kê theo toa và tự gây hại cho bản thân, cùng với chế độ ăn kiêng khắc nghiệt.
Khi nữ sinh hoàn thành quá trình điều trị cuối cùng hồi tháng 5, mẹ của Naomi không cho phép con gái sử dụng mạng xã hội. Cô cảm thấy bị mất kết nối với bạn bè.
Khác với thế hệ trước, giới trẻ hiện lớn lên cùng với mạng xã hội. Ảnh: Pixabay/Pexels. |
Cuối cùng, sau vài tháng kiên trì với kế hoạch phục hồi, bao gồm ăn uống đủ 3 bữa/ngày và hoạt động thể chất, Naomi đã thuyết phục mẹ để trở lại mạng xã hội.
Lần này, cô bỏ theo dõi những người không thường xuyên nói chuyện và cả các ngôi sao nổi tiếng mà Naomi từng muốn có vóc dáng giống họ. Thay vào đó, cô theo dõi các tài khoản liên quan tới nghệ thuật, thơ ca và phương pháp tự hoàn thiện mình.
Julea Ivancovich, mẹ của Naomi, nói rằng bà ước gì mạng xã hội không phải là một phần quan trọng trong đời sống xã hội của thanh thiếu niên.
“Tôi đang đấu tranh với mọi nguồn ảnh hưởng khác mà Naomi có trong đời. Con bé biết tôi yêu nó, nhưng mọi nguồn tin khác nói với con gái tôi rằng nó sẽ trông đẹp hơn nếu giảm cân. Tôi chứng kiến mạng xã hội lấy đi sự tự tin của Naomi và trở thành thứ gì đó khiến con bé đắm chìm”, bà chia sẻ.
Lauren Smolar, phó chủ tịch tại NEDA, nhấn mạnh rằng các công ty truyền thông xã hội nói chung phải tiếp tục tìm cách chặn nội dung nguy hiểm liên quan đến chế độ ăn uống.
“Không có môi trường nào là hoàn toàn an toàn ở thời điểm này”, bà Smolar cho biết.
(Theo Zing)
Sự nguy hiểm của các 'bác sĩ tâm lý' tự xưng trên TikTok
Nhiều TikToker tự xưng là “chuyên gia tư vấn tâm lý", đưa ra những lời khuyên thiếu căn cứ khoa học cho hàng triệu người theo dõi.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Khởi tố tài xế vi phạm nồng độ cồn, chống đối tổ công tác của Cục CSGT
- ·Khổ sở ở các chung cư cao cấp: Phí tăng, nhưng chất lượng dịch vụ
- ·3 nữ đại gia Việt tự phá bỏ biệt thự triệu đô
- ·Dịch vụ đưa người say rượu về nhà sắp được thí điểm tại Hà Nội
- ·Gã khổng lồ Facebook tuyên chiến với các đường link vô bổ
- ·Hoàng Anh Gia Lai của Bầu Đức tuyên bố lỗ 1.000 tỷ đồng
- ·Mất quyền kiểm soát cà phê Trung Nguyên, Đặng Lê Nguyên Vũ còn gì
- ·Bán bỏng ngô thu về triệu USD
- ·Dự báo thời tiết ngày 14/8: Nắng oi nóng trở lại Bắc Bộ
- ·Giá vàng hôm nay ngày 13/7/2016: Tụt dốc thê thảm vì thiếu 'sóng'
- ·Đơn vị sự nghiệp có được sử dụng chung tài sản công?
- ·5 phút mỗi ngày cho cách làm giàu hiệu quả mà bạn cần biết
- ·Giá vàng hôm nay ngày 20/8/2016: Giá vàng lao dốc không phanh
- ·Dịch vụ cho thuê xe ô tô tự lái đi chơi Tết đắt khách
- ·Cảnh sát hóa trang xử lý xe quá tải chạy trên đê ở Hà Nội
- ·Ô tô tin tức ô tô đồng loạt tăng giá 100 triệu
- ·Thêm một doanh nghiệp Việt bị phạt vì quảng cáo trái thuần phong
- ·Giá vàng hôm nay 23/7/2016 đi xuống, USD liên tục tăng
- ·Xe tải mất lái tông xe khách trên quốc lộ, nhiều người bị thương ở Bình Phước
- ·'Đeo kính' cho gà thu tiền tỷ mỗi năm