【trận midtjylland】Cùng nhau quyết tâm giữ rừng
Cán bộ kiểm lâm vườn quốc gia kiểm tra độ khô, thảm thực vật dưới chân rừng.
Đúng 2 giờ chiều, anh Nguyễn Văn Hải, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm T23, ấp 14, xã Khánh An tuột xuống từ thang canh lửa, khẽ giọng: "Nắng, gió dữ thiệt, khô cả da. Nắng ngày càng nóng, gió ngày càng mạnh, nước rừng ngày càng khô nhanh, anh em và nông dân nơi đây càng vất vả hơn trong việc bảo vệ rừng và khó khăn phía trước còn nhiều".
Vượt khó
Khi cán bộ kiểm lâm được xướng tên cho kíp trực tiếp theo tiến lên những nấc thang canh lửa cuối cùng, và đến đỉnh thang thì ánh mắt của anh Trạm trưởng Nguyễn Văn Hải mới quay đi, thở phào và mời chúng tôi vào phòng làm việc.
Cán bộ kiểm lâm vườn quốc gia kiểm tra độ khô, thảm thực vật dưới chân rừng. |
Anh Hải cho biết, không những nắng nóng làm nhiệt độ tăng mà gió ngày càng mạnh khiến cho lượng nước bốc hơi nhanh hơn. Trong 8.527,8 ha rừng do Vườn Quốc gia U Minh Hạ quản lý, có 5.000 ha trong dự báo cấp cháy ở cấp độ V. Rừng ngày càng ở cấp độ dự báo nguy hiểm thì công tác tuyên truyền vận động các hộ dân sống trong lâm phần hạn chế vào rừng càng được đẩy mạnh. Công tác tuần tra càng được thực hiện thường xuyên hơn.
Anh Nguyễn Minh Kết, nông dân Ấp 14, xã Khánh An, huyện U Minh, người đã có 26 năm kinh nghiệm canh giữ rừng, bộc bạch: “Rừng mỗi ngày mỗi khô, lo nhất là một số người không ý thức lén vào rừng. Bởi đi lén nên họ không có trang bị an toàn, không ý thức trong việc bảo vệ rừng. Khi xảy ra cháy thì người dân tại chỗ phải chịu trách nhiệm, chính vì vậy, anh em chúng tôi càng quan tâm, nỗ lực bảo vệ rừng nhiều hơn, nhất là vào lúc cao điểm này”.
Ấp đội trưởng Ấp 14, xã Khánh An Cao Minh Cảnh, phụ trách công tác quản ký và bảo vệ rừng, chia sẻ: “Trong ấp có 175 hộ dân sinh sống, trong 7 ha giao khoán cho mỗi hộ có 4,9 ha trồng rừng. Qua công tác tuyên truyền, cơ bản các hộ hiểu được sự nguy hiểm của việc vào rừng ăn ong nên không còn vào rừng vào lúc cao điểm này”.
Nỗ lực bảo vệ rừng
Chính quyền địa phương với Ban Quản lý Vườn Quốc gia U Minh Hạ quyết tâm cùng nhau bảo vệ rừng, cùng thực hiện nhiệm vụ trực chòi canh 24/24 từ đầu mùa khô đến nay. Và công tác này càng thắt chặt hơn từ đầu tháng 3 vừa qua. Với giờ trực được thống nhất giữa 2 đơn vị là người dân trực từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa, cán bộ kiểm lâm trực giờ cao điểm từ 12 giờ đến 6 giờ chiều.
Anh Nguyễn Văn Hải cho biết: “Sự nỗ lực của người dân và cán bộ kiểm lâm trong việc trực chòi canh thời gian qua là rất cao. Bà con có ý thức tốt, những hộ bận công việc từ 3-4 ngày đều thông báo trước, nhờ anh em trực thay. Có anh em tới lịch trực nhưng bận, tự bỏ tiền ra mướn nông dân nhàn rỗi trực, mỗi ngày 50.000 đồng. Vì vậy, mỗi ngày, các ca đều có người trực đầy đủ. Bà con nông dân rất quyết tâm cùng cán bộ kiểm lâm bảo vệ rừng”.
Ấp đội trưởng Ấp 14 Cao Minh Cảnh cho biết thêm: “Ngoài việc nông dân cùng tham gia trực chòi canh thì mỗi ngày những hộ không có trong lịch trực tranh thủ đi vào rừng kiểm tra, nếu phát hiện người lạ vào rừng là ngăn chặn, tuyên truyền, góp phần bảo vệ rừng, nhất là vùng lõi của Vườn Quốc gia”.
"Trước sức nóng 34-35 độ, nhưng giữa chòi canh, anh em kiểm lâm, bà con nông dân dẫn chăm chú dõi theo những cánh rừng không rời mắt. Những ngày này, những phần quà như mì tôm, nước uống hay gạo từ các đoàn cán bộ, các doanh nghiệp đến trao tận tay cho chúng tôi đã tiếp thêm sức mạnh vật chất, tinh thần để chúng tôi tiếp tục nỗ lực giữ rừng", Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm T23 Nguyễn Văn Hải bộc bạch./.
Bài và ảnh: Diệu Lữ