游客发表
发帖时间:2025-01-25 09:48:06
Trong tháng 10 và 11-2017,ĐồngBằngSngCửuLongPhnvngchungsốngvớilũngọtlũmặbxh anha một số tuyến đê bao trên sông Hậu bị vỡ, nhiều tuyến đường trong nội ô các đô thị hạ lưu đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thậm chí một số đoạn trên Quốc lộ 1 cũng bị ngập nặng. Sự kết hợp giữa nước lũ và triều cường là nguyên nhân chính gây nên tình trạng này. Đó như những chỉ dấu của thời tiết cực đoan, ĐBSCL đang đứng trước “hai gọng kẹp”: chịu sự chi phối nguồn nước từ sông Mekong và nước biển dâng. Việc phân vùng để chung sống với cả lũ ngọt và lũ mặn là vấn đề cấp bách.
Nước lũ kết hợp với triều cường tràn lên gây ngập nặng Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Sau hạn, lũ đến liền kề
Tình trạng ngập nước sẽ tiếp tục đe dọa các đô thị ĐBSCL khi xuất hiện triều cường. Các nhà khoa học đã chỉ ra: “Biến động về thời gian và đỉnh lũ giữa các năm không lớn, tuy nhiên do địa hình bằng phẳng nên chỉ cần lũ lớn hơn bình thường có thể đã gây nên ngập lũ rộng và kéo dài”. Điều này hoàn toàn đúng với tình hình ĐBSCL hiện nay. Năm nay lũ thuộc dạng “hiền” nhưng các đô thị ở vùng hạ lưu, nhiều diện tích lúa và vườn cây ăn trái vẫn bị ngập nặng.
Các nhà khoa học lý giải: Việc phát triển hạ tầng chống lũ, thủy lợi, giao thông đô thị, khu công nghiệp... đã làm biến đổi sâu sắc chế độ lũ tại ĐBSCL như vốn có trước đây. Việc phát triển hệ thống đê bao, khu dân cư vượt lũ... làm giảm không gian chứa lũ, thoát lũ làm gia tăng nguy cơ ngập, lụt ở nhiều khu vực. Diện tích chứa lũ giảm đồng thời mực nước biển dâng làm tăng mực nước lũ ở khu vực trung tâm ĐBSCL trong thời gian dài. Ở các khu vực trung và hạ lưu ĐBSCL, do phát triển công nghiệp và đô thị hóa cao, diện tích chứa lũ giảm và nước biển dâng làm tăng nguy cơ ngập lũ.
Chỉ mới năm ngoái, ĐBSCL rơi vào cảnh khô hạn, mặn xâm nhập sâu, gây thiệt hại nghiêm trọng; năm nay nước lũ lại có dịp hoành hành. Hai trạng thái thời tiết “đối nghịch” đến liền kề như phát đi thông điệp châu thổ miền Tây ngày càng đối diện nhiều tổn thương do biến đổi khí hậu (BĐKH) và những nguyên nhân do con người gây ra.
Các nhà khoa học đã cảnh báo: ĐBSCL là một trong ba châu thổ lớn của thế giới bị đe dọa nghiêm trọng nhất bởi biến đổi khí hậu. Trong khu vực, việc khai thác tài nguyên nước trên thượng nguồn, bao gồm cả chuyển nước sang lưu vực sông khác trong khi nhu cầu về nước ngày càng gia tăng. Tài nguyên nước ĐBSCL đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng do tác động của biến đổi khí hậu và việc khai thác tài nguyên nước trên thượng nguồn. Những vấn đề về suy giảm phù sa, bùn cát, dinh dưỡng về ĐBSCL và suy giảm nguồn lợi thủy sản với kịch bản nào đi chăng nữa, đều là xu hướng không thể đảo ngược. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến sớm hơn và tác động sâu sắc hơn dự báo. Vấn đề sụt lún đất do các nguyên nhân về cấu trúc địa chất của vùng, các nguyên nhân từ chính chúng ta gây ra như khai thác nước ngầm tập trung hoặc xây dựng kiến trúc hạ tầng tập trung quá mức trên nền đất yếu... dẫn đến xu thế chung là nhiều khu vực ở ĐBSCL vốn đã thấp, nếu mỗi năm sẽ bị lún thêm khoảng 1-2cm nữa thì đến cuối thập kỷ này phần diện tích bị ngập mặn cũng sẽ tương đương với tác động của biến đổi khí hậu gây ra.
Đảm bảo nguồn nước cho sinh kế
Tại Hậu Giang, nông dân đã nhanh chóng tìm mô hình thích ứng với bến đổi khí hậu - nhất là chịu tác động của nước mặn xâm nhập. Theo đó, nông dân huyện Long Mỹ bước đầu đã hình thành mô hình sản xuất tôm - lúa; tại thành phố Vị Thanh nhiều nông dân đã thu nhập ổn định và cơi nới diện tích trồng khóm để thích ứng với nước mặn xâm nhập.
Tài nguyên nước - nền tảng cơ bản để phát triển kinh tế, xã hội vùng ĐBSCL trong tương lai - đã, đang và sẽ tiếp tục biến đổi sâu sắc đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân trong vùng. Đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản về cách thức quản lý, sử dụng nước, hạn chế các tiêu cực hay tính bất định, khó lường trước để bảo đảm phát triển bền vững ĐBSCL trong các thập niên còn lại của thế kỷ này. Theo đó, ngoài những vấn đề chung nêu trên, cần thiết phải xem xét, phân vùng lại căn cứ những vấn đề cơ bản liên quan đến sử dụng nước: mặn - ngọt - lũ. Một nhóm chuyên gia Hà Lan đã tham gia nghiên cứu về ĐBSCL đã đề xuất: ĐBSCL cần phân thành 3 vùng. Vùng trên, sống chung với lũ. Vùng giữa, bảo đảm cung cấp nước ngọt cho vùng và vùng ven biển, chống lũ an toàn cho các đô thị, khu công nghiệp và khu dân cư. Vùng ven biển, sống chung với nước lợ, nước mặn. Trên cơ sở, việc phân vùng nêu trên, bên cạnh các định hướng, giải pháp quản lý, sử dụng nước chung của cả vùng, cần phải có những định hướng, giải pháp quản lý, sử dụng nước - đất cụ thể cho từng tiểu vùng, gắn với các mục tiêu, yêu cầu cơ bản của từng vùng như đã nêu trên.
Theo đó, phải bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong các quy hoạch phát triển trên phạm vi không gian chung của cả vùng, nhưng không phá vỡ tính đặc thù của từng tiểu vùng. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch ngành, lĩnh vực, đặc biệt là quy hoạch thủy lợi, cấp nước, giao thông thủy, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản phải trên cơ sở khả năng thực tế của nguồn nước và những xu thế biến đổi của nguồn nước trong tương lai. Đồng thời, phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản đối với từng tiểu vùng: sống chung với lũ, tại vùng trên; bảo đảm nước ngọt, chống lũ an toàn - tại vùng giữa và sống chúng với mặn, lợ ở vùng ven biển.
Đặc biệt, quy hoạch tài nguyên nước, các chính sách về quản lý, sử dụng nước phải được đặt trong bối cảnh tác động kép, xu thế biến đổi của tài nguyên nước trong tương lai, kết hợp với những dự báo dài hạn để có các giải pháp phù hợp bảo đảm cấp nước an toàn cho toàn vùng và từng tiểu vùng tiết kiệm nước ngọt, sống chung với hạn - mặn, đảm bảo nước ngọt cho sinh kế và sinh hoạt người dân.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo đó, Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu đưa các giải pháp tổng thể. Cụ thể, về tổ chức không gian lãnh thổ, hình thành các tiểu vùng sinh thái làm định hướng phát triển kinh tế, nông nghiệp và cơ sở hạ tầng (vùng đồng bằng ngập lũ, vùng sinh thái nước ngọt, vùng sinh thái nước lợ, nước mặn…). Bên cạnh đó, tổ chức, phát triển hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn phù hợp với đặc điểm của hệ sinh thái tự nhiên, điều kiện cụ thể của vùng và từng tiểu vùng sinh thái; rà soát, hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất, bố trí lại dân cư trong đó kiểm soát và hạn chế việc xây dựng các điểm dân cư tập trung tại các vùng sát bờ sông, kênh, rạch có nguy cơ sạt lở cao nhằm tránh rủi ro; dành không gian thoát lũ để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân. Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với điều kiện của vùng trên cơ sở tích hợp thống nhất các quy hoạch ngành, địa phương và sản phẩm chủ lực; giải quyết đồng bộ các vấn đề chồng chéo, mâu thuẫn có tính liên ngành, liên vùng, liên tỉnh; phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế so sánh của vùng, biến thách thức thành cơ hội trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là với các nước ASEAN và tiểu vùng sông Mekong. |
Bài, ảnh: VĨNH TƯỜNG
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接