Xây dựng,íchcựctriểnkhailướiđiệnthôgiai vo dich quoc gia ha lan triển khai các chương trình lưới điện thông minh |
Từ trạm biến áp không người trực
Ông Nguyễn Tuấn Tùng - Phó Tổng giám đốc EVNNPT - cho biết: Sản lượng điện truyền tải của toàn đơn vị không ngừng tăng cao. Nếu như năm 2008, cả hệ thống chỉ đạt 71,3 tỷ kWh thì đến 2016, con số này đã đạt 156,2 tỷ kWh. Số lượng các trạm biến áp (TBA) của EVNNPT cũng tăng từ 62 trạm với dung lượng 22.527 MVA lên 134 trạm với dung lượng 72.888 MVA. Hiện nay, lưới điện truyền tải EVNNPT đối mặt với một số thách thức như: Cấu trúc liên kết lưới điện truyền tải; dòng điện ngắn mạch tăng cao; nâng cấp hệ thống rơ le bảo vệ, các hệ thống sa thải phụ tải; giới hạn ổn định 500kV; ổn định điện áp, cân bằng công suất phản kháng…
Để khắc phục những vấn đề nêu trên, nhằm nâng cao hiệu quả vận hành và điều khiển hệ thống, tăng cường ổn định lưới điện, EVNNPT đã và đang xây dựng, triển khai các chương trình lưới điện thông minh. Điển hình là mô hình trung tâm điều khiển TBA không người trực được triển khai thí điểm từ cuối năm 2014 tại Công ty Truyền tải điện 4 (PTC4) điều khiển trạm 220kV Mỹ Phước và Bến Tre.
Theo Đề án Lưới điện thông minh của Bộ Công Thương được phê duyệt, đến năm 2020, sẽ chuyển 60% TBA vận hành theo tiêu chí trạm không người trực. Hiện nay, EVNNPT đang triển khai kế hoạch chuyển các TBA 220kV sang thực hiện thao tác điều khiển từ xa ở các trung tâm điều độ. Đến nay, đã thực hiện chuyển 3 TBA 220kV ở Bắc Kạn, Bảo Lâm, Thái Thụy sang thao tác xa. Dự kiến, đến cuối năm 2017, sẽ có 18 TBA không người trực (hoặc ít người trực) được điều khiển trực tiếp từ 3 trung tâm điều độ miền cùng sự hỗ trợ của 6 trung tâm vận hành tại các TBA 500kV, 220kV hiện hữu.
Công nghệ lan tỏa
Ông Tùng cho hay, các TBA của EVNNPT đều đang vận hành hệ thống kết nối và thu thập dữ liệu công tơ tự động. Các dữ liệu đo đếm của công tơ điện tử đang lắp đặt trong các TBA đều được chuyển về kho dữ liệu đo đếm tại EVNNPT, sau đó chuyển về kho dữ liệu đo đếm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Tính đến nay, EVNNPT đã hoàn thiện kết nối tất cả 4.733 công tơ đo đếm vào hệ thống thu thập dữ liệu từ xa. Bên cạnh đó, đến cuối năm 2016, EVNNPT cũng đã trang bị một số thiết bị giám sát dầu online cho tất cả các máy biến áp và kháng điện 500kV; hoàn thiện tín hiệu SCADA phục vụ thao tác xa các TBA. EVNNPT đang thực hiện dự án nâng cấp hệ thống điều khiển bảo vệ tại 5 TBA 500kV và 11 TBA 220kV sử dụng hệ thống điều khiển truyền thống sang hệ thống điều khiển SAS. Đồng thời, triển khai dự án lắp đặt thiết bị định vị sự cố cho 69 đường dây 550kV, 220kV quan trọng, các đường dây đi qua khu vực đồi núi cao, xảy ra nhiều sự cố. Dự kiến, đến cuối năm 2017, toàn bộ các đường dây 550kV, 220kV nối nguồn và cấp điện quan trọng sẽ được trang bị hệ thống định vị sự cố dùng sóng lan truyền.
Ngoài ra, đơn vị cũng đang triển khai dự án ứng dụng công nghệ GIS (hệ thống thông tin địa lý) trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải. Đến năm 2018, hệ thống GIS này sẽ được đưa vào vận hành chính thức; tiến hành thử nghiệm dây dẫn tổn thất thấp trong các dự án thay đường dây 220kV Trị An - Bình Hòa; triển khai thiết bị giám sát nhiệt động đường dây (DLR). Đây là một trong những ứng dụng quan trọng nhất, cho phép người vận hành hệ thống truyền tải giảm thiểu, hoặc tránh những chi phí liên quan đến tắc nghẽn hệ thống truyền tải…
Ông Nguyễn Tuấn Tùng - Phó Tổng giám đốc EVNNPT: Xu hướng ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin ngày càng được quan tâm, phát triển ứng dụng trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp điện. |