【phạt góc】Hình thành hành lang pháp lý để thúc đẩy triển khai trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam

TheìnhthànhhànhlangpháplýđểthúcđẩytriểnkhaitrítuệnhântạotạiViệphạt góco dữ liệu của Mạng lưới Trí tuệ Nhân tạo Việt Nam - Australia (Vietnam - Australia AI), trí tuệ nhân tạo (AI) có tiềm năng ứng dụng trong quản lý nhà nước, phục vụ nhu cầu cải tiến chính sách đầu tư, đề án xây dựng thành phố thông minh, chuyển đổi số quốc gia và chính phủ điện tử.

Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, AI đã được ứng dụng trong một số ngành như thương mại điện tử (29%), giao thông vận tải và logistic (18%), giáo dục (13%), bất động sản (12%), tài chính (11%), nông nghiệp (5%) và các lĩnh vực khác (12%). Với ngành tài chính ngân hàng, AI được ứng dụng trong phần mềm trả lời tự động (chatbot), công cụ phát hiện gian lận và rửa tiền, hỗ trợ quyết định tín dụng. AI trong ngành thương mại có thể nhận diện mã sản phẩm, áp dụng sinh trắc học trong thanh toán điện tử.

Trong ngành giao thông và logistic, AI có thể phục vụ các trạm thu phí không dừng, trung tâm giám sát điều hành giao thông, hệ thống logistic thông minh hay taxi công nghệ. Robot thông minh tích hợp AI cũng được triển khai tại một số bệnh viện nhằm hỗ trợ cán bộ y tế. Dù vậy, mức độ áp dụng AI trong từng lĩnh vực còn chênh lệch.

Một số thách thức khi áp dụng AI vào các ngành kinh tế - xã hội tại Việt Nam gồm cơ sở vật chất, thông tin phục vụ phát triển còn yếu, việc lưu trữ và chia sẻ dữ liệu chưa hiệu quả.

Cũng theo dữ liệu của Vietnam - Australia AI, số lượng bài báo quốc tế liên quan đến AI của Việt Nam liên tục tăng, đặc biệt trên các tạp chí quốc tế uy tín. Trong giai đoạn 1996-2018, lượng công bố khoa học của Việt Nam trên cơ sở dữ liệu Web of Science (cơ sở dữ liệu trích dẫn các tạp chí khoa học thế giới được tuyển chọn và quản lý bởi Clarivate Analytics) và Scopus (một cơ sở dữ liệu thư mục chứa bản tóm tắt và trích dẫn các bài báo khoa học) đứng thứ 5/10 trong khu vực ASEAN. Trên Scopus, lượng bài công bố về AI của Việt Nam chiếm khoảng 5,3%, gồm 1.643 bài về kỹ thuật AI lõi, 1.096 bài về thị giác máy tính.

Năm 2010, Việt Nam có 134 công bố khoa học về AI. Sau 7 năm, con số trên đã tăng gấp 4 lần, đạt 532 và 525 bài viết trong các năm 2017 và 2018.

Từ 2010-2018, lượng công bố khoa học về AI của Việt Nam là gần 2.500 bài. Việt Nam có 372 hồ sơ xin cấp bằng sáng chế về AI, đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN. Năm 2019, tổng số nhân lực trong ngành Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT) của Việt Nam khoảng 970.000 người, trong đó lĩnh vực phần mềm và nội dung số chiếm khoảng 180.000 người. Lượng cán bộ nghiên cứu về AI (trong và ngoài nước) là 1.600 người.

Ảnh minh hoạ

Thể thao
上一篇:Thứ trưởng Bộ Công an nói nguyên nhân sâu xa vụ nổ súng ở Đắk Lắk
下一篇:Tạm đình chỉ công tác trưởng công an xã đánh người dân ở Bình Phước