【xem lịch thi đấu bóng đá tối nay】Chủ động phòng bệnh cúm gia cầm

Ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang đang triển khai đồng bộ các biện pháp phòng,ủđộngphngbệnhcmgiacầxem lịch thi đấu bóng đá tối nay giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm, đặc biệt là các chủng vi-rút cúm gia cầm nguy hiểm, độc lực cao.

Công tác quản lý dịch bệnh đang được ngành nông nghiệp siết chặt từ khâu tiêm phòng đến quản lý đàn di trú, kiểm soát vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm…

Nâng cao ý thức phòng bệnh

Vụ lúa Đông xuân đang thu hoạch cũng là lúc người nuôi vịt chạy đồng bắt đầu đưa đàn di trú. Lúc này đàn vịt chạy đồng từ nhiều nơi sẽ đổ về các tỉnh có diện tích lúa đã thu hoạch rộ. Trong bối cảnh Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai mạnh mẽ các biện pháp tăng cường kiểm soát dịch cúm gia cầm xâm nhiễm, tại Hậu Giang công tác quản lý dịch bệnh sớm được ngành nông nghiệp siết chặt từ khâu tiêm phòng đến quản lý đàn di trú, kiểm soát vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm…

Khoảng 1 tuần nay, bà Phạm Thị Quới, ở thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, tìm mua những cánh đồng mới thu hoạch ở thành phố Vị Thanh cho đàn vịt đến lưu trú. Mỗi cánh đồng, tùy theo diện tích mà có thời gian lưu trú đàn trung bình từ 2 đến 5 ngày. Đàn vịt sẽ tận dụng ốc, lúa trên mặt ruộng làm thức ăn, nhờ đó người chăn nuôi tiết giảm được chi phí mua thức ăn nuôi đàn.

Bà Quới bộc bạch: “Mùa chạy đồng giúp giảm thiểu áp lực chi phí thức ăn chăn nuôi, nhưng cũng đối diện nhiều mối lo khi đưa đàn di trú từ nơi này sang nơi khác, tỉnh này sang tỉnh khác. Chính vì vậy trước khi bước vào mùa chạy đồng, tôi đã tiêm bổ sung cho đàn vịt đi xuất tỉnh, phòng trong thời gian đàn di trú hết hạn miễn dịch. Tôi cho rằng tuân thủ đủ thủ tục xuất, nhập tỉnh là chuyện phải làm, nhưng quan trọng nhất là nó giúp bảo vệ đàn không bị thất thoát trong quá trình di chuyển. Từ đó giúp giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi, sản lượng trứng cũng đạt hơn. Mỗi nơi đến tôi đều phối hợp tốt với cán bộ thú y địa phương để khai báo và để nhận được khuyến cáo, hướng dẫn kịp thời”.

Theo đánh giá từ đơn vị quản lý, trong vài năm trở lại đây, người chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có ý thức cao đề phòng các loại dịch bệnh nguy hiểm. Nhất là khâu tiêm phòng cúm cho đàn gia cầm cơ bản được tiến hành đúng lịch khuyến cáo, đủ liều quy định. Ông Đặng Thanh Hiền, ở thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Trước khi bước vào mùa chạy đồng, tôi tiêm phòng cho đàn vịt trước. Bởi bây giờ mình dời đàn đi bất cứ chỗ nào người ta cũng kiểm dịch, chủ đàn phải xuất trình đầy đủ giấy tờ. Không chỉ chú trọng tiêm phòng bệnh cúm gia cầm, với mấy bệnh thông thường khác tôi cũng tiêm hết để bảo vệ đàn”.

Bên cạnh đó, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi là biện pháp chủ động nhằm cắt đứt yếu tố lây truyền của mầm bệnh, góp phần quan trọng đảm bảo vệ sinh thú y. Đây được xem là một trong những biện pháp hữu hiệu để tiêu diệt mầm bệnh lưu trữ, phát tán trong môi trường, cắt đứt được vòng truyền nhiễm mầm bệnh xâm nhập vào vật nuôi, hạn chế dịch bệnh bùng phát và lây lan trên diện rộng. Đồng thời, giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên gia cầm. Từ đó, đảm bảo an toàn dịch tễ, phát triển chăn nuôi động vật, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường.

Ông Hồ Văn Tùng, ở xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, đánh giá cao hiệu quả của việc tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi: “Việc xịt khử khuẩn, rải vôi bột quanh khu vực nuôi nhốt hay những chỗ ẩm thấp giảm được nhiều rủi ro. Mấy năm nay, ngoài đợt phun xịt khử trùng của cán bộ thú y xã, tôi luôn mua dự trữ một chai hóa chất để dành phun cho khu vực chuồng trại, lối ra vào thì rải vôi bột thường xuyên; riêng lúc giao mùa, mùa mưa thì rải vôi bột 2-3 lần mỗi tháng. Chỉ khi tiêm phòng và khử khuẩn thường xuyên thì mới nâng cao được hiệu quả chăn nuôi gia cầm”.

Người nuôi vịt chạy đồng bắt đầu đưa đàn di trú trên những cánh đồng đã thu hoạch thuộc địa bàn thành phố Vị Thanh.

Giám sát chặt chẽ

Theo Bộ NN&PTNT, trong thời gian gần đây tại Campuchia đã phát hiện ca tử vong trên người do vi-rút cúm gia cầm A/H5N1 tại tỉnh Prey Veng. Nhằm ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm dịch bệnh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi, an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp của địa phương tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp theo quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025” và khẩn trương tổ chức các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm nêu trên.

Tại Hậu Giang, để chủ động ngăn chặn bệnh cúm gia cầm xâm nhập vào tỉnh và lây nhiễm sang người, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã yêu cầu Chi cục Chăn nuôi, Thú y - Thủy sản, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm để phát hiện và sớm xử lý triệt để. Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, cho biết: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản khuyến cáo các tỉnh khu vực ĐBSCL tăng cường tiêu độc sát trùng, tiêm ngừa vắc-xin tiêm phòng trên đàn gia cầm. Hiện nay, ngành nông nghiệp tỉnh đã gửi văn bản xin chủ trương của UBND tỉnh để sử dụng cơ số thuốc hiện có tiến hành tiêm phòng và dự kiến tiêm trong tháng 3 này.

Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị các đơn vị, địa phương, tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh. Quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm; giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm, chế biến các sản phẩm gia cầm không đảm bảo yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh. Hướng dẫn kịp thời các địa phương triển khai các giải pháp cần thiết nhằm ngăn chặn và xử lý dịch cúm gia cầm theo quy định.

Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025 của Chính phủ đề ra mục tiêu kiểm soát, khống chế dịch bệnh cúm gia cầm xảy ra và lây lan trên diện rộng. Chủ động giám sát để phát hiện sớm, cảnh báo và có giải pháp phòng chống, tạo điều kiện xây dựng thành công các vùng, chuỗi cơ sở chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh. Góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của cúm gia cầm đối với sức khỏe cộng đồng, an ninh lương thực và các hoạt động thương mại của Việt Nam.

 

Bài, ảnh: KỲ ANH

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Bình Dương nỗ lực cao nhất để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023
下一篇:Năm 2024: Long An xếp hạng 12 trong toàn quốc về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương