当前位置:首页 > World Cup

【lịch bóng đá ngoai hang anh】Người “canh giấc” cho các liệt sĩ

Mỗi ngày,ườicanhgiấcchoccliệtsĩlịch bóng đá ngoai hang anh ông Điền Văn Thanh, quản trang ở Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh vẫn âm thầm chăm lo hương khói, lau chùi, quét dọn các phần mộ liệt sĩ. Với ông, đây là công việc nhiều ý nghĩa.

Ông Thanh thấy ấm lòng khi được chăm sóc mộ phần các liệt sĩ.

22 năm gắn bó với “nghề quản trang”

Ngày nào cũng vậy, từ lúc sáng sớm, ông Thanh đã mải miết quét dọn, vệ sinh các phần mộ liệt sĩ. Ngoài ra, ông còn chăm sóc cỏ và các cây kiểng được trồng tại nghĩa trang. Nhờ vậy, Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh được sạch sẽ. Dẫu công việc cả ngày làm không xuể, nhưng với ông, được làm công việc này là điều may mắn, rất thiêng liêng đối với ông.

Ông năm nay 52 tuổi và đã gắn bó với công việc quản trang ngót 22 năm. Cơ duyên gắn ông với nghĩa trang cũng rất tình cờ. Ông Thanh kể, hồi trước ông làm thợ hồ, trong một lần đi sửa chữa Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Long Mỹ, ông thấy người quản trang ban đêm không ở giữ, coi sóc, rồi nhìn thấy những phần mộ không được lau dọn sạch sẽ, ông thấy xót xa nên xin vào làm quản trang tại đây. Rồi ông được nhận vào làm.

Với tinh thần trách nhiệm, trong suốt những năm tháng coi sóc Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Long Mỹ, ông Thanh đã tích cực làm việc, nào là làm cỏ, quét dọn từng mộ phần cho sạch sẽ. Cứ thế, ngày qua ngày ông vẫn cặm cụi với công việc của mình. Ông Thanh bộc bạch: “Những liệt sĩ nằm đây, ngày xưa họ đã không tiếc hy sinh xương máu cho ngày đất nước thống nhất. Nay được sống trong thời bình, tôi nghĩ mình phải có trách nhiệm chăm lo mộ phần của họ, đây là chuyện nên làm và phải làm cho tốt”.

Mong lắm những căn mộ vô danh sẽ được ghi tên

Khi chưa di dời, Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Long Mỹ có 2.014 mộ, ông Thanh nhớ rõ từng tên, từng dãy mộ. Nhớ về kỷ niệm ngày xưa, đôi mắt ông sáng hẳn lên, ông Thanh nói: “Cũng hơi lâu rồi, có người ở Nha Trang vào tìm mộ phần liệt sĩ Phan Khánh Đức, lúc đó chú đang họp chi bộ ở Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Long Mỹ. Ông ấy đã điện thoại cho chú hỏi có tên liệt sĩ Phan Khánh Đức ở nghĩa trang liệt sĩ của huyện không. Chú liền khẳng định là có. Tuy ông ấy có vẻ rất mừng nhưng vẫn ngờ ngợ không tin, bởi hàng ngàn liệt sĩ như vậy làm sao chú có thể nhớ hết tên. Sau khi họp xong, chú về nghĩa trang dẫn ông ấy ra tận mộ, ông ấy vô cùng mừng rỡ và hết lời cảm ơn”.

Năm 2012, khi Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Long Mỹ dời về Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh, ông Thanh cũng về theo và tiếp tục gắn bó với công việc này. Từ ngày về đây, công việc của ông cũng nặng hơn, bởi số lượng mộ liệt sĩ nhiều hơn. Dù vậy, ông vẫn cố gắng hết mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao, nhất là chăm lo “nhà” cho các liệt sĩ được sạch sẽ. Được biết, Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh có 3.574 mộ, trong đó, có 1.904 mộ vô danh. Những phần mộ vô danh ấy là nỗi trăn trở của ông. Theo ông Thanh, ngày xưa cậu ông tham gia cách mạng rồi hy sinh ở chiến trường miền Đông, đến nay vẫn chưa tìm được hài cốt, gia đình luôn mong mỏi có ngày đưa cậu về quê nhà. Hiểu được tâm trạng mong mỏi, trông ngóng người thân, trong công việc ông luôn tự nhủ phải cố gắng hết mình để hỗ trợ thân nhân các phần mộ vô danh tìm ra danh tính, để các ngôi mộ ấy cũng được ghi tên như những ngôi mộ khác. 

Gắn bó với công việc chăm lo “giấc ngủ” cho người đã khuất hơn 20 năm, ông Thanh không nhớ rõ bao nhiêu lần khóe mắt ông cay cay khi chứng kiến những cuộc đoàn tụ của thân nhân và liệt sĩ. Đặc biệt, ông coi căn phòng ở nghĩa trang như căn nhà thứ hai của mình. Những lúc về nhà chỉ mới có một ngày mà ông đã thấy nhớ…

Chia tay ông Thanh ra về, hình ảnh người đàn ông trung niên ngày ngày âm thầm, lặng lẽ bên những phần mộ cứ ấn tượng mãi. Công việc thầm lặng mà nghĩa tình ấy của ông có ý nghĩa rất lớn, đó là sự tri ân của thế hệ hôm nay đối với những người “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”!

Bài, ảnh: BÍCH CHÂU

分享到: