Góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975,ươngkểchuyệnnuigiấucnbộcchmạlịch sử đối đầu mu vs chelsea giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước phải kể đến những người đã bất chấp hiểm nguy để nuôi giấu cán bộ cách mạng, bảo vệ bí mật của vùng kháng chiến như bà Đoàn Thị Sương, ở ấp 2, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp.
Bà Sương bên Huân chương Kháng chiến hạng Nhất của mình.
Ở cái tuổi 85, có lúc nhớ, lúc quên, nhưng khi được hỏi về những năm tháng nuôi chứa cán bộ thì bà Sương dường như được sống lại với những ký ức hào hùng lúc bấy giờ. Bà Sương kể, khi tròn 20 tuổi, bà có chồng về sinh sống ở xã Hòa An. Thời điểm bấy giờ chiến tranh ác liệt, địch lùng sục bắt cán bộ kháng chiến.
“Trong khi chồng tôi cũng tham gia kháng chiến. Thấy vậy, bản thân mới tổ chức nuôi chứa cán bộ ở trong nhà, lo cho mấy cô, mấy chú, mấy em cơm nước và nơi trú ẩn để an tâm chiến đấu. Khi bị địch nghi vấn, kiểm tra thì tôi nói là người thân, cha mẹ đến thăm, rồi bọn địch tin tưởng cho qua”, bà Sương nói.
Bước đầu, do nhà nhỏ chỉ chứa được vài người nên bà Sương phối hợp với du kích địa phương tiến hành đào hầm ở phía sau nhà để làm nơi trú ẩn cho lực lượng cán bộ và cất giữ vũ khí. Hàng ngày với công việc mua bán trong xóm, bà Sương vừa mưu sinh, lo cho các con nhỏ vừa làm tai mắt nghe ngóng tình hình để về báo cáo lại với tổ chức.
“Có những thời điểm, nhà tôi nuôi vài ba chục cán bộ, chiến sĩ, đa phần đều ẩn nấp dưới hầm phía sau nhà, tối mới ra hoạt động. Nào là du kích, địa phương quân, kể cả cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Tây Đô. Địch cũng tình nghi, nhiều lần cho tổ chức khám xét nhà, nhưng mình chủ động nghe ngóng biết bọn chúng chuẩn bị hành quân khám xét thì báo với mấy anh, mấy chú lẩn tránh để đảm bảo an toàn”, bà Sương nhớ lại.
Sau nhiều lần khám xét nhưng không có kết quả, giai đoạn từ năm 1967-1970, địch đã 3 lần cho ném bom, đốt nhà bà Sương để tìm căn cứ ẩn nấp của lực lượng cách mạng. Tuy nhiên, với sự mưu trí và nhanh nhẹn của mình nên trước những đợt càn quét như thế, bà Sương đều kịp thời sơ tán lực lượng để đảm bảo an toàn, không gây thiệt hại về người.
Đến năm 1972, địch thực hiện chính “bình định” nông thôn di dân ra ấp chiến lược. Biết không thể kháng cự nên bà Sương cũng chấp hành, nhưng ban ngày bồng chống các con ra ấp chiến lược, ban đêm thì tranh thủ trốn về để tiếp tế lương thực và thuốc men cho lực lượng cách mạng đang ẩn nấp sau nhà. Bà Sương kể: “Thời điểm đó, mình có xuồng máy ban ngày thì tập trung ra ấp chiến lược, ban đêm trốn về nấu cơm nước, tiếp tế cho mấy chú ở dưới hầm”.
Tinh thần nuôi chứa cán bộ thời chiến không chỉ được bà Sương cụ thể hóa bằng hành động mà còn tiếp lửa cho thế hệ sau tiếp bước công việc của mình. Khi đứa con thứ hai của bà là ông Trần Văn Lơ lúc bấy giờ chỉ mới 13-14 tuổi đầu, thấy công việc của mẹ mình làm có ý nghĩa nên ông cũng tham gia vào các hoạt động như: canh đường, mua thuốc men hay làm giao liên đưa thư liên lạc cho tổ công tác trong vùng.
Ông Lơ bày tỏ: “Cha tham gia kháng chiến, mẹ ở nhà nuôi giấu cán bộ nên bản thân cũng muốn làm điều gì đó giúp mẹ và mấy cô mấy chú. Lúc bấy giờ, tuổi nhỏ nên chỉ làm những việc nhỏ, nhưng bản thân cũng vui vì đã góp một phần công sức đảm bảo an toàn cho lực lượng cách mạng”.
Nhờ tính an toàn, bảo mật nên nhà của ba Sương thường là nơi để lực lượng cách mạng họp bàn, lên kế hoạch cho nhiều trận đánh lớn như ở Đồng Gò, đồn cầu Trắng, bứt rút đồn Phủ Thuật và cụm chốt Xáng Bộ vào tháng 12-1974 giải phóng hoàn toàn xã Phương Bình, cùng 4 ấp của xã Hòa An, Hòa Mỹ; làm bàn đạp giải phóng Phụng Hiệp vào mùa Xuân năm 1975.
Với những đóng góp quan trọng vào việc che chở, đảm bảo an toàn cho lực lượng cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bà Đoàn Thị Sương vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất và nhiều bằng khen, giấy khen cao quý.
Chiến tranh đi qua, những người từng tham gia nuôi giấu cán bộ cách mạng như bà Sương có người mất, người còn thì cũng già yếu. Song, những câu chuyện về sự dũng cảm, một lòng đi theo cách mạng, sẵn sàng hy sinh để đảm bảo an toàn cho tổ chức, cán bộ và chiến sĩ của họ vẫn mãi lưu truyền về thời chiến đấu oai hùng.
Bài, ảnh: DUY KHÁNH