【giải vô địch nam úc】Bất cập từ những lò giết mổ

Báo Cà Mau(CMO) Thời gian qua, người dân khá bức xúc trước việc các lò giết mổ tồn tại trong khu dân cư, làm ô nhiễm môi trường sống. Trước đây, ngành chức năng cho phép người dân, doanh nghiệp mở lò giết mổ ở vùng ven và không quy hoạch tập trung nhưng không lường được hậu quả của nó. Nay sự việc đã đến hồi rất bức xúc bởi vùng ven đã trở thành nội ô, đông dân cư sinh sống nhưng chính quyền lại không có động thái quyết liệt nào để xử lý dứt điểm việc này.

Hệ thống xả thải gây ô nhiễm khu dân cư của của Doanh nghiệp Vĩnh Hưng.

Người dân Khóm 6, Phường 9, TP. Cà Mau phản ánh việc Doanh nghiệp tư nhân Vĩnh Hưng (lò giết mổ heo), tọa lạc tại đường Kinh Mới xả nước thải ra sông gây mùi hôi thối ảnh hưởng đến đời sống người dân trong khu vực. Qua khảo sát thực tế, cơ sở này có đầy đủ giấy phép kinh doanh, heo được kiểm dịch và đánh dấu trước khi giết mổ; có hệ thống hồ, ao lắng xử lý nước và hằng ngày đều có người thông hệ thống xử lý nước… Tuy nhiên đường thoát nước sau cùng đưa ra kinh có màu và xung quanh lò giết mổ có mùi không phù hợp trong khu dân cư.

Người dân mong chờ

Vì sống cùng nhau mấy mươi năm, có người đến ở sau khi lò giết mổ được xây dựng nên những hộ dân xung quanh cũng ngại nói ra chuyện phiền phức. Vì thế nhiều người trả lời là đã quen và hài hước rằng “không sống nổi khi thiếu mùi này”. Thế nhưng, những ai đi ngang qua thì sẽ cảm thấy rất hôi thối.

Trung bình mỗi ngày lò giết mổ này cung cấp ra thị trường hơn 30 con heo, riêng những ngày cao điểm số lượng tăng gấp đôi. Cơ sở này được cấp phép đi vào hoạt động hơn 10 năm nay và đang giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Tuy nhiên, để Phường 9 về đích phường văn minh đô thị thì lò giết mổ cần phải di dời ra khỏi khu dân cư này.

Doanh nghiệp Vĩnh Hưng mỗi ngày giết mổ hàng chục con heo cung cấp ra thị trường.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng, chủ doanh nghiệp Vĩnh Hưng, cho biết, ban đầu, các hoạt động kinh doanh ở đây đều do chồng bà làm. Sau khi chồng mất, bà tiếp quản kinh doanh nên cũng không rành lắm về sự tồn tại của nó có hợp lý hay không. Bà chỉ thấy nó gây ảnh hưởng tới những người xung quanh nhưng không ai khuyến cáo bà di dời hay hướng dẫn bà di dời về đâu, chính sách như thế nào. Vì thế, bà vừa kinh doanh cũng vừa… thấy ngại nhưng chẳng biết làm sao.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng, chủ Doanh nghiệp Vĩnh Hưng (bìa trái) mong muốn được hỗ trợ và hướng dẫn từ ngành chức năng để bà có thể di dời lò giết mổ đến nơi phù hợp, ổn định sản xuất.

“Lúc đầu, việc kinh doanh gặp không ít khó khăn nhưng thời gian gần đây, tôi đã thành thạo công việc. Và bây giờ tôi thấy cơ sở này gây ô nhiễm khá nặng trong khu dân cư. Tôi rất muốn di dời cơ sở này nhưng không biết dời đi đâu, vì mua đất và xây dựng, đầu tư trang thiết bị cho một lò giết mổ đúng chuẩn là một số tiền rất lớn. Nếu có thể, mong chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng cho tôi biết là tôi phải di dời đến đâu và dời như thế nào mới hợp lý”, bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng trần tình.

Trường hợp của Hợp tác xã chế biến gia súc Cà Mau, Phường 4, TP. Cà Mau cũng tương tự. Khi thành lập lò giết mổ, khu vực này còn hoang sơ nhưng nay thì người dân đến sinh sống đông nghịt.

Hợp tác xã này được thành lập vào năm 1997. Trung bình hiện tại mỗi ngày, lò giết mổ này cung cấp ra thị trường gần 200 con heo, riêng những dịp Tết lên đến 300-400 con.

Các thành viên trong hợp tác xã chế biến gia súc Cà Mau không trực tiếp thu mua heo rồi giết mổ cung cấp ra thị trường mà họ cho thương lái mướn mặt bằng, điện, nước để giết mổ rồi thu phí khoảng 12.000 đồng/con heo. Nếu như lúc trước các thương lái phải giết mổ lậu thì giờ đây đã có nơi giết mổ tập trung, có cán bộ thú y kiểm soát và đóng dấu hợp chuẩn.

Do xây dựng và đi vào hoạt động đã lâu nên hệ thống xử lý nước thải ở lò giết mổ này không thể xử lý mùi hôi nên ảnh hưởng ít nhiều đến bà con xung quanh. Nếu theo đúng quy hoạch, thời gian tới đây, xung quanh khu vực lò giết mổ của Hợp tác xã chế biến gia súc Cà Mau sẽ thành lập khu chợ mới Phường 4 nên việc di dời lò giết mổ này là sớm muộn mà thôi.

Đừng để doanh nghiệp tự bơi

Hiện toàn tỉnh Cà Mau có 15 lò giết mổ và có 3 lò giết mổ đang nằm trong khu dân cư, nội ô TP. Cà Mau nhưng tất thảy đều được cấp giấy phép kinh doanh.

Phó chủ tịch UBND Phường 9 Nguyễn Thế Dũng cho biết, lúc xây dựng lò giết mổ Vĩnh Hưng thì dân cư ở đây còn thưa thớt. Khi ấy, hoạt động của lò giết mổ không ảnh hưởng nhiều đến đời sống của các hộ dân xung quanh. Nhưng đến thời điểm này, nơi đây đã trở thành khu dân cư đông đúc. Vì thế lò giết mổ đặt tại đây là không đúng quy định, gây mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của các hộ dân.

Cùng quan điểm, Phó chủ tịch UBND TP. Cà Mau Lê Tuấn Hải cho biết, sẽ có chủ trương di dời các lò giết mổ ra khỏi khu dân cư. Thế nhưng, việc di dời cần phải có lộ trình chứ chưa thể làm ngay. “Trong thời điểm này, để đảm bảo yếu tố môi trường ở khu vực lò giết mổ, chúng tôi sẽ tăng cường công tác quản lý. Không riêng các lò giết mổ mà cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như ô nhiễm về bụi, về không khí, về tiếng ồn… chúng tôi cũng sẽ có các đề án di dời tất cả về nơi tập trung”, ông Lê Tuấn Hải cho biết.

Khác với ý kiến là sẽ di dời các lò giết mổ trong nội ô thành phố, trong khu đông dân cư về nơi giết mổ tập trung để tránh mất mỹ quan đô thị, tránh gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, ông Quách Minh Quốc, Chi cục phó Chi cục Thú y Cà Mau lại cho rằng, việc di dời lò giết mổ là đều khó có thể xảy ra. Theo ông Quốc, vì để tìm được quỹ đất phù hợp xây dựng khu giết mổ tập trung là rất khó và vốn để đầu tư xây dựng lò giết mổ theo đúng chuẩn quá lớn, hiện không thể đáp ứng.

Và với các mệnh đề “sẽ” hoặc “khó có thể”, thì trong tương lai gần, người dân vẫn “được” sống chung với ô nhiễm. Còn sống chung đến bao về thì chưa ai biết được. Dẫu biết rằng, các cơ sở kinh doanh giết mổ góp phần không nhỏ vào sự ổn định và phát triển kinh tế của địa phương. Nhưng hoạt động và đầu tư cơ sở vật chất như thế nào để phát huy hiểu quả tốt nhất và không ảnh hưởng đến người xung quanh là vấn đề cần bàn mà không chỉ riêng doanh nghiệp làm được./.

                                                                                                                                                                             Phùng Ngọc Trầm

Khác với thái độ của đại diện cơ quan thú y, ông Lê Chí Công, Giám đốc Hợp tác xã chế biến gia sức Cà Mau, cho biết, theo dự kiến, lò giết mổ sẽ di dời về khu vực Hòa Trung, ngoài khu dân cư. “Điều mà chúng tôi mong mỏi là Nhà nước sẽ hỗ trợ hợp tác xã như thế nào về nguồn vốn để mua quỹ đất và san lấp mặt bằng, đầu tư hệ thống xử lý nước thải đúng chuẩn. Tất nhiên, sau đó chúng tôi sẽ hoàn trả lại 1 phần vốn quy định. Và mong rằng, trong khoảng thời gian xây dựng cơ sở kinh doanh mới, lò giết mổ sẽ vẫn được hoạt động bình thường. Vì xây dựng cơ sở mới phải mất gần 1 năm, nếu chúng tôi không hoạt động sẽ có nhiều thương lái giết mổ lậu và làm rối loạn thị trường thịt tại các điểm chợ”, ông Lê Chí Công phân tích.
Ngoại Hạng Anh
上一篇:Na Uy xây hầm tận thế chứa dữ liệu toàn nhân loại
下一篇:Bắt đối tượng cướp xe máy của người say xỉn