【đan mạch – bắc ireland】Năm tự làm lấy và năm cùng nhau phát triển

[World Cup] 时间:2025-01-09 23:50:10 来源:88Point 作者:Cúp C2 点击:74次

Nghe qua thật lạ tai và muốn biết “5 tự,ămtựlmlấyvnămcngnhauphttriểđan mạch – bắc ireland 5 cùng” thế nào; am tường rồi thì đúng là “Đi một ngày đàng”... biết thêm nhiều thứ.

Câu chuyện dài cần có đầu có đuôi, có chuyện phải bắt đầu từ “hồi đó” nên độc giả đừng lật qua trang khác!   

Anh Niềm chăm sóc bể lươn thịt. 

Từ nghèo khó thành ông chủ

Gần 10 năm trước, tôi gặp anh Trần Văn Niềm, ở ấp 8, xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ, trong căn nhà nhỏ tạm bợ. Ngày ấy, khi mới ra ở riêng, vợ chồng anh không đất canh tác còn phải nuôi 2 con nhỏ nên cuộc sống lắm chật vật. Thu nhập chính của anh chị chủ yếu từ làm thuê, giăng lưới cắm câu kiếm cá đem chợ bán. Hồi đó, lươn loại 1 bán rất có giá nên anh nuôi ý định làm giàu từ nó.

Nghĩ ngợi vài tuần thì anh làm. Công việc đầu tiên là thuần hóa lươn đồng nuôi bán lươn thịt, sau đó là tự tạo lươn giống để mở rộng ao nuôi. “Nghèo khó, không vốn liếng nên muốn làm ăn cái gì cũng đâu dễ; với lại bước đầu chưa có kinh nghiệm nên thuần hóa lươn đồng lắm gian truân”, anh Niềm chia sẻ.           

Những thất bại anh từng nếm trải là lươn tuột nhớt chết, lươn bị bệnh, ghẻ chết… Khi “mẹ thành công” dần lùi xa, khoảng năm 2013 thì anh gặt hái được quả ngọt với mô hình nuôi lươn không bùn.

Tháng ngày chăm sóc, thấy bầy lươn lớn nhanh, vàng ươm, cuộn nhau quấn quýt dưới ao cũng là lúc anh nghĩ phải trả sổ hộ nghèo. Hôm tát 2 bể nuôi rộng chừng 30m2, anh Niềm ôm bọc tiền 50 triệu đồng mà lòng vui khôn siết bởi nó là thu nhập rất lớn đối với gia đình.

“Thành công ban đầu càng thôi thúc tôi mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô. Từ nuôi lươn đồng thuần hóa, tôi tự mày mò học hỏi kỹ thuật ép lươn giống nuôi, rồi dần dần số bể nuôi tăng lên, lượng con giống sản xuất ra không phải ngàn mà là triệu nên tôi chuyển sang bán lươn giống”, anh Niềm kể mà miệng luôn cười tươi.

Anh Niềm đầu tư mua xe tải chuyên dụng để làm phương tiện phân phối thức ăn, lươn giống và thu mua lươn thịt.

Từng là hộ nghèo, nhờ chí thú làm ăn, năng động, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm đã giúp anh Niềm vươn lên khá giả. Cỡ 5-6 năm qua, anh là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi có tiếng khắp vùng. Giờ về xã Thuận Hưng, hỏi ông chủ trại lươn giống là người ta nói ngay anh Niềm. Rồi còn những bất ngờ khác.

Con đường bê tông rộng rãi hôm nay đã thay thế cho con đường cũ lởm chởm “ổ gà” năm xưa. Dọc theo tuyến lộ, những căn nhà khang trang mới toanh mọc lên thay thế những căn nhà ọp ẹp, tạm bợ ngày trước… Đời sống người dân nơi đây thay đổi thật rồi.

Về đến nhà ông chủ Niềm thì ngỡ ngàng hơn. Mảnh đất trống ven kênh trước nhà giờ là kho thức ăn kinh doanh khá quy mô và là chỗ đậu xe tải, xe ô tô của gia đình. Khoảng sân đất với bể bạt tạm bợ nuôi lươn bố mẹ ngày nào nay được bê tông hóa thành những bể lươn thương phẩm có hệ thống thay nước ứng dụng công nghệ thông minh.

Xung quanh nhà anh còn có hàng chục bể lươn thương phẩm và cả một trại lươn bố mẹ hàng trăm m2 thường xuyên sản sinh ra hàng triệu lươn giống cung ứng cho nông dân trong và ngoài tỉnh.

Cùng nhau giàu mạnh

Thành công của anh Niềm là nguồn cảm hứng cho nhiều hộ dân khác trong xã, huyện tìm đến. Thành công của anh cũng được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm, mời anh giữ chức Chi hội phó Chi hội Nông dân nghề nghiệp nuôi lươn ấp 8 để phát động phong trào cả xóm làm giàu.

Nghe lời anh, bà con xóm giềng gom lại, hiện có đến 46 thành viên, hoạt động theo phương châm “5 tự, 5 cùng”: tự giác, tự giàu, tự quản, tự chủ, tự chịu trách nhiệm; cùng lĩnh vực lao động, ngành nghề sản xuất kinh doanh, cùng mối quan tâm, cùng có sự chia sẻ, cùng trách nhiệm, cùng hưởng lợi.

Ông chủ Niềm và lươn sản phẩm.

Anh Niềm tâm sự: “Thấu hiểu được nghèo khó là như thế nào nên ai đến học hỏi tôi… móc ruột ra chỉ vẽ chứ không “làm hiểm”. Còn với tư cách là Chi hội phó, tôi tích cực chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn hội viên chọn con giống, giới thiệu kết nối tiêu thụ và quảng bá sản phẩm. Từ đó mà nhiều hộ dân xóm này dần có cuộc sống khá”.

Qua tìm hiểu biết được hộ thành viên của chi hội có quy mô nuôi nhỏ nhất cũng tầm 5.000 con/năm, lớn thì vài chục ngàn. Bà con tính toán, 10.000 con lươn thương phẩm khi xuất bán với giá từ 150.000 đồng/kg thì lời từ 100 triệu đồng/năm.

Là người tự giác tham gia Chi hội và thấy ai cũng quan tâm mình trong việc nuôi nấng đàn lươn nên chị Phạm Thị Tuyến Hoa rất vui; cảm nhận rõ lợi ích khi cùng tham gia phát triển kinh tế hộ.

Cụ thể, sau một thời gian chăm sóc 5.000 con lươn thịt, cách nay không lâu, chị Hoa tát bể và thu về gần 70 triệu đồng, trừ chi phí chị lời hơn 30 triệu đồng. Với tinh thần tự chủ và tiếp tục tự làm giàu, chị Hoa đã nâng quy mô nuôi lên 14.000 con. Chị Hoa cho biết, sẽ sớm xuất bán một vài bể để ăn tết với xóm giềng. “Tham gia Chi hội, đúng là cùng mối quan tâm nên quá trình nuôi có gặp khó khăn gì thì được các anh em có kinh nghiệm chỉ dẫn tận tình, thật đúng là cùng nhau phát triển”, chị Hoa bộc bạch.

Chị Hoa là hộ khó khăn trong Chi hội nay khấm khá, 45 thành viên còn lại nay nhà cửa khang trang. Tròn 2 năm, 46 thành viên gom lại làm ăn lớn cũng là ngần ấy thời gian Chi hội luôn đầy ắp tiếng cười.

Không dừng lại ở việc cùng nhau tạo ra sản lượng lươn chất lượng, đầu ra ổn định mà hiện các hội viên còn tính đến chuyện thành lập Hợp tác xã trong Chi hội, cử luôn anh Niềm làm Giám đốc.

“Dự định Hợp tác xã mang tên Thịnh Phát với 20 thành viên. Mục tiêu là sẽ mở rộng quy mô nuôi lươn thương phẩm để từng bước tạo nguồn nguyên liệu tại chỗ chuẩn bị cho việc thử nghiệm tạo ra các sản phẩm chế biến từ lươn nhằm nâng cao chuỗi giá trị vật nuôi, giá trị kinh tế hộ”, anh Niềm tiết lộ.

Xây dựng chi hội nông dân nghề nghiệp là một chủ trương đúng của Hội Nông dân được anh Niềm đốt lên ngọn lửa đam mê, lan tỏa. Có hơn 40 chi hội như vậy ở tỉnh và ở ấp 8 xuất sắc hơn cả, được nhiều người trong và ngoài tỉnh đến học hỏi.

Bà Hoa bên bể lươn đang lớn.

Là người theo sát sự phát triển của chi hội này, ông Châu Minh Tiến, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, luôn đánh giá cao tinh thần tự - cùng của hộ thành viên; cũng không ít lần tranh thủ hỗ trợ vốn cho bà con đầu tư chắc chắn.

“Nói không quá chứ chính anh Niềm đã làm sâu sắc hơn tinh thần tự lực - tự làm lấy trong hội viên Chi hội để tự cường - tự giàu mạnh lên, góp phần để địa phương thêm khởi sắc”, ông Châu Minh Tiến nhận xét và thông tin thêm qua tết sẽ nhân rộng mô hình này để tập hợp nhiều hơn nữa nông dân tỉnh nhà cùng nhau góp sức xây dựng quê hương phát triển phồn vinh.

Anh Niềm đã trao niềm tin để mọi người cùng gặt hái quả ngọt, xóm làng đổi mới khang trang…

QUỲNH LAM

(责任编辑:La liga)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接